Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ăn gì để tăng lượng insulin? Top 16 thực phẩm chứa insulin tự nhiên

Ngày 02/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Insulin được dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu và huyết áp ở mức an toàn. Vậy ăn gì để tăng lượng insulin trong cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu các thực phẩm giàu insulin trong bài viết dưới đây.

Insulin là một loại kích thích tố được tuyến tụy tiết ra có tác dụng thúc đẩy quá trình sử dụng và oxy hóa đường glucose trong cơ thể. Khi lượng Insulin tiết ra bị giảm sẽ khiến đường huyết trong máu tăng cao và tạo nên bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống hàng ngày góp phần rất lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy ăn gì để tăng lượng insulin?

Vai trò của Insulin

Insulin trong cơ thể có vai trò gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm, tăng cường hấp thu glucose và tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu, gây ra đái tháo đường.

Ăn gì để tăng lượng insulin?

Tiểu đường phát triển những biến chứng trầm trọng hơn đột quỵ hay bệnh thận. Triệu chứng khác là mau no và khát, giảm ham muốn, táo bón, tiểu nhiều, vết thương lâu lành. Có những loại thực phẩm chứa insulin thiên nhiên, nếu sử dụng đúng cách có thể giúp chúng ta kiểm soát lượng đường và phòng tránh bệnh tiểu đường.

Insulin giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong cơ thể

Insulin giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong cơ thể

Đậu bắp 

Đậu bắp đặc biệt thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong đậu bắp có thể giúp nhuận tràng, làm giảm quá trình dung nạp đường và cải thiện lipid máu. Đậu bắp cũng chứa carotenoid, đặc biệt có lợi ích đối với việc tăng cường hoạt động và bài tiết tự nhiên của insulin, cũng như ổn định lượng đường trong máu. 

Quế 

Quế là loại thực phẩm có tác dụng tốt đối với việc giảm mức đường huyết nhờ cải thiện độ nhạy cảm insulin. Nó có tính kháng oxy hóa nên cũng có thể làm giảm lượng chất béo bão hoà đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 và cholesterol

Ngũ cốc nhân hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa cám và mầm hạt nên nhiều vitamin và khoáng chất, giàu calo hơn ngũ cốc chế biến hay đã được xử lý. Người bệnh có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt hoặc những chế phẩm từ ngũ cốc thô cho bữa ăn sáng hay làm đồ ăn vặt nhằm kiểm soát đường huyết và giúp bình ổn insulin.

Mướp đắng 

Mướp đắng là thực phẩm được ví như nguồn cung "insulin tự nhiên" giúp làm giảm đường trong máu bằng việc tăng cường chuyển hóa glucozo. Trong mướp đắng có chứa phytonutrient và polypeptide-P, một insulin thực vật đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết.

Mướp đắng là thực phẩm cung cấp insulin giúp giảm đường và tăng chuyển hóa glucozo

Mướp đắng là thực phẩm cung cấp insulin giúp giảm đường huyết và tăng chuyển hóa glucozo

Sử dụng rượu vang thay vì những loại rượu khác 

Bao gồm một ly rượu vang sau bữa ăn tối. Nghiên cứu cho ra rằng những người thường xuyên sử dụng một ly rượu vang mỗi ngày có thể giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người uống ít.

Kiều mạch 

Kiều mạch được gọi là "vua của năm loại ngũ cốc", không những giúp hạ đường huyết còn giúp hạ lipid máu và huyết áp. Kiều mạch có chứa flavonoid và rutin, kích thích bài tiết insulin, thúc đẩy quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể. 

Rau cải xoăn

Cũng có lợi ích đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 vì bông cải xoăn có thể giúp ngăn chặn tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, một số loại rau củ quả bao gồm rau diếp, bắp cải, rau bina, rau mùi tây, cần tây, dưa chuột, cà rốt, đậu xanh và bí ngô cũng giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin và có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. 

Khoai mỡ 

Khoai mỡ cũng chứa magie, kẽm và vitamin B1 và ​​B2, là thành phần không thể thiếu đối với insulin. Sự bài tiết có công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. 

Chuyển hoá glucose các thành phần cứng và mềm của khoai mỡ làm cho đường được hấp thụ chậm, do đó có thể ngăn chặn sự tăng vọt của lượng đường trong máu sau bữa ăn mà giúp tiết ra nhiều insulin. 

Chất béo tốt 

Chất béo tốt là chất béo không bão hoà đơn hoặc không bão hoà kép rất có lợi đối với cơ thể. Chất béo chuyển hóa và bão hoà làm tăng mức độ cholesterol cao trong máu. Ăn nhiều chất béo thực vật hơn và hạn chế chất béo chuyển hóa hay bão hòa giúp giảm mức cholesterol có hại, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, từ đó bình ổn insulin. 

Bí đỏ 

Bí đỏ có thể giúp cho việc thúc đẩy quá trình bài tiết insulin trong cơ thể, tăng cường hấp thu glucose, giảm lượng đường trong máu, lại giàu chất xơ giúp đường ruột bài tiết lượng đường thừa ra ngoài cơ thể, hơn nữa ăn bí đỏ cũng dễ gây cảm giác ngon miệng và phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. 

Giấm táo 

Giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin và giảm mức đường huyết lúc ngủ, tiêu thụ giấm táo là cách tốt nhất. Giấm táo có thể làm giảm gần 20% lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn giàu carbohydrate. Tiêu thụ hai muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ có thể giúp giảm 6% lượng đường trong máu. 

Cacao 

Cacao chứa flavonoid epicatechin có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ và Pakistan, cacao có thể làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh tiểu đường type 2 và giảm nguy cơ đề kháng insulin. 

Rau sam 

Trong rau sam rất giàu norepinephrine (là một hoá chất hữu cơ có tác dụng trong bộ não và cơ thể như một hormone và chất truyền dẫn thần kinh) giúp kích thích quá trình bài tiết insulin trong cơ thể.

Rau sam giàu norepinephrine giúp hỗ trợ việc bài tiết trong cơ thể

Rau sam giàu norepinephrine giúp hỗ trợ việc bài tiết trong cơ thể

Tỏi đen 

Tỏi đen chứa một lượng lớn các alcaloid giúp làm giảm lượng đường trong máu và ngăn chặn sự biến chất insulin trong cơ thể. Tỏi đen cũng có khả năng hạ đường huyết giúp ngăn ngừa hạ đường huyết đột ngột ở một số người có lượng đường trong máu cao. 

Rong biển 

Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt giàu polysaccharide rong biển chứa protein, chất béo, caroten và vitamin A, B, C. Trong thực tế, polysaccharide rong biển có thể làm giảm rõ rệt lượng đường trong máu, vì vậy ăn rong biển trước bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu. 

Trà xanh 

Uống trà cũng là cách hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Trà có chứa chất chống oxy hóa EGCG (Epigallocatechin gallate), giúp cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu và điều hòa lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây cho biết nguyên tố trên làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế tăng lượng đường sau bữa ăn mà đặc biệt là carbohydrate

Trà xanh với chất chống oxy hóa giúp cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu

Trà xanh với chất chống oxy hóa giúp cải thiện tính đàn hồi của thành mạch máu

Để giảm mức insulin khiến đường huyết tăng cao, người tiểu đường nên hạn chế thức uống có cồn (soda, nước trái cây, sữa có ga...), đồ ăn làm sẵn như gạo trắng, cháo trắng, ngũ cốc có chứa đường, trái cây sấy khô có đường, mật ong,... 

Ngoài những loại thức ăn kể trên thì cà chua, khoai lang, gạo lứt, trái cây họ cam, sữa hạnh nhân, bơ lạc, chuối, táo, lê, đậu bắp, dưa chuột và hạt bí cũng được có lợi đối với việc điều trị bệnh tiểu đường. 

Duy trì lượng insulin và đường huyết bình thường đem tới các lợi ích bao gồm cải thiện giấc ngủ, tăng mức cholesterol, cải thiện hoạt động tim và mạch máu. Quản lý đường huyết tốt cũng làm giảm khả năng bị một số biến chứng của tiểu đường bao gồm bệnh tim mạch, bệnh thận, thoái hóa khớp, mù lòa, vết thương lâu lành và nhiễm khuẩn thứ phát. 

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm