Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tuyến giáp kiểm soát các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nó sản xuất hormone tuyến giáp điều chỉnh nhiều chức năng sinh học và đảm bảo duy trì sức khỏe tổng thể. Khi tuyến giáp trở nên chậm chạp hoặc hoạt động quá mức, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Vậy làm sao để cải thiện chức năng tuyến giáp? Ăn gì tốt cho tuyến giáp?
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, giúp tuyến giáp hoạt động ổn định, đồng thời yếu tố dinh dưỡng còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe với những người có vấn đề về tuyến giáp. Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi “ăn gì tốt cho tuyến giáp”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chức năng của tuyến giáp.
Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ nằm ở phần trước cổ (tương đương với đốt sống cổ thứ 5 - đốt sống ngực thứ 1), hình dạng giống con bướm và có thể tích trung bình khoảng 10 - 15ml đối với nữ, 12 - 18ml đối với nam. Đây là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể. Phía trước của tuyến giáp tiếp xúc với da và các cấu trúc dưới da như mỡ, cơ ở vùng cổ, trong khi phía sau tiếp giáp với khí quản và thực quản. Cấu trúc thông thường của tuyến giáp bao gồm hai thùy (thùy phải và thùy trái) cùng với một eo nối kết hai thùy lại với nhau. Đôi khi có một thùy nhỏ phía trên eo, gọi là thùy tháp.
Tuyến giáp sản xuất và giải phóng ba loại hormone vào máu. Hai trong số chúng, còn được gọi là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có tác dụng tăng cường tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Loại hormone còn lại giúp duy trì kiểm soát lượng canxi trong máu.
Thực tế, có nhiều bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, nang tuyến giáp, u tuyến giáp,... Các bệnh lý này có đặc điểm khác nhau và do đó yêu cầu các chế độ ăn uống khác nhau. Một số thực phẩm có thể tốt cho một bệnh lý nhất định, nhưng lại không tốt cho bệnh lý khác. Vì vậy, việc hiểu rõ về các loại thực phẩm là điều quan trọng để xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh lý. Vậy ăn gì tốt cho tuyến giáp?
Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo để trả lời cho câu hỏi “ăn gì tốt cho tuyến giáp?”.
Nguyên nhân chính gây bệnh tuyến giáp thường là do thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống. Do đó, việc bổ sung i-ốt thông qua thực phẩm có thể giúp phòng tránh bệnh tuyến giáp một cách hiệu quả. I-ốt đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nội tiết tố của tuyến giáp và thúc đẩy sản xuất các nội tiết tố cần thiết, giúp hạn chế việc hình thành khối u tuyến giáp.
Để phòng ngừa bệnh tuyến giáp, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn và ăn các thực phẩm từ hải sản. Tuy nên bổ sung i-ốt, nhưng bạn cũng cần kiểm soát duy trì ổn định lượng i-ốt ăn vào, vì sự thừa i-ốt có thể gây ra bệnh cường giáp.
Sữa chua ít béo với hàm lượng i-ốt và vitamin D cao là một lựa chọn tốt cho sức khỏe của tuyến giáp. I-ốt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Vitamin D tham gia vào việc điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh Hashimoto. Do đó, sữa chua ít béo là một lựa chọn hợp lý cho người mắc bệnh tuyến giáp.
Quả hạch Brazil chứa hàm lượng selen dồi dào giúp tăng cường chức năng tuyến giáp. Theo một đánh giá năm 2013 trên tạp chí Clinical Endocrinology, selen có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tuyến giáp lâu dài ở những người có vấn đề liên quan đến tuyến giáp như bệnh Hashimoto và Graves. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và tiêu thụ quá nhiều selen có thể gây hôi miệng, rụng tóc, móng tay đổi màu và thậm chí là suy tim.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn cung cấp i-ốt tốt nhất. Tuy nhiên, sữa có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như sữa đậu nành và hạnh nhân, lại chứa một lượng i-ốt tương đối nhỏ. Uống 1 cốc sữa bò ít béo sẽ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu i-ốt hàng ngày của bạn.
Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với tuyến giáp, theo một số nghiên cứu, tiêu thụ quá ít kẽm có thể dẫn đến suy giáp. Thịt gà và thịt bò là những thực phẩm cung cấp protein, kẽm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, kẽm cần thiết để điều chỉnh hormone tuyến giáp trong cơ thể nên người bệnh tuyến giáp có thể lựa chọn thịt gà, thịt bò bổ sung vào khẩu phần ăn.
Trứng chứa nhiều i-ốt, selen, axit béo omega-3 và các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe của tuyến giáp và hệ thống miễn dịch. Điều này giúp cải thiện sức khỏe của những người mắc bệnh tuyến giáp. Tuy trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú, nhưng việc tiêu thụ cần được kiểm soát để đảm bảo rằng không thừa quá mức. Người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối, đa dạng để tối ưu hóa việc cải thiện sức khỏe.
Một số nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng táo chứa i-ốt, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tuyến giáp. Do đó, việc bổ sung táo vào chế độ dinh dưỡng là quan trọng cho người muốn phòng ngừa hoặc đang mắc bệnh về tuyến giáp. Ngoài việc ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, táo cung cấp nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe và củng cố hệ thống miễn dịch.
Chế độ ăn dành cho người mắc ung thư tuyến giáp cần bổ sung rau xanh lá vì chúng chứa nhiều magiê và khoáng chất, cung cấp dưỡng chất quan trọng để tăng cường quá trình trao đổi chất giữa tuyến giáp và cơ thể.
Có thể bổ sung các loại rau màu xanh đậm như rau mồng tơi, rau diếp cá, hoặc rau muống để cung cấp đủ magie, giúp giảm các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi và ổn định nhịp tim.
Các loại hạt phổ biến như hạnh nhân, hạt điều và hạt bí là nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể, chúng cũng giàu protein thực vật, vitamin B, vitamin E, và các khoáng chất khác, tăng cường chức năng của tuyến giáp.
Hạt lanh chứa axit béo omega-3, có vai trò quan trọng đối với chức năng của tuyến giáp và cũng là lựa chọn tốt cho chế độ ăn kiêng của người mắc cường giáp. Trước khi sử dụng, hạt lanh cần được nghiền nát để tối ưu lợi ích dinh dưỡng.
Trái ngược với những thực phẩm tốt cho hoạt động của tuyến giáp, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của tuyến giáp.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có được những thông tin để trả lời cho câu hỏi ”ăn gì tốt cho tuyến giáp?”. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo hoạt động tối ưu của tuyến giáp là thông qua thực phẩm chúng ta ăn. Nhiều thành phần trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tuyến giáp cân bằng hoặc đạt được trạng thái cân bằng nếu nó không hoạt động bình thường.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.