Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thục Hiền
Mặc định
Lớn hơn
Ăn gì tốt cho xương bị gãy? Cơ thể chúng ta có một quá trình tự nhiên tự phục hồi xương bị gãy, tuy nhiên một chế độ ăn uống tốt có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và làm giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai. Hơn nữa, trong quá trình phục hồi, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ tăng lên.
Xương của bạn cần được chữa lành và tái tạo lại sau khi bị gãy. Một chế độ ăn giàu các chất dinh dưỡng cần thiết có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ăn gì tốt cho xương bị gãy.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành xương diễn ra nhanh hơn:
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương, quyết định độ chắc khỏe của hệ thống xương. Việc cung cấp đủ canxi là rất quan trọng, không chỉ đối với người bình thường mà còn trong quá trình phục hồi sau chấn thương xương hoặc gãy xương.
Nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi mà người bệnh nên bổ sung có thể kể đến như sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), rau họ cải (bông cải xanh, củ cải, cải rổ, cải xoăn, cải chíp), đậu nành, đậu, sữa hạnh nhân, ngũ cốc.
Loại khoáng chất này giúp cải thiện quá trình hấp thu canxi, giúp tăng cường mật độ xương và hỗ trợ việc tái tạo xương. Nếu không đảm bảo cung cấp đủ magie, quá trình phục hồi có thể chậm lại và tăng nguy cơ loãng xương do canxi trong mô mềm giảm đi.
Có nhiều thực phẩm chứa nhiều magie có thể bổ sung như chuối, bơ, rau xanh, rau ngót, các loại hạt, sô cô la đen, cá thu, cá hồi,...
Kẽm đóng vai trò hỗ trợ quá trình hình thành mô sẹo, kích thích sản xuất protein cho xương và thúc đẩy quá trình lành vết gãy. Một số thực phẩm giàu kẽm bao gồm trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt khô, các loại thịt, sò, cua, hàu,…
Silic là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành collagen, góp phần cải thiện sức khỏe xương khớp và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Người bệnh có thể bổ sung silic thông qua các thực phẩm như yến mạch, củ cải đường, bông cải xanh, hạt mè, dứa,…
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn và tăng cường việc lưu trữ khoáng chất trong xương. Nếu lượng vitamin D hấp thu mỗi ngày không đủ (ít nhất 600 IU mỗi ngày) thì có thể làm canxi từ chế độ ăn uống khó đến được xương.
Ngoài ra, vitamin D còn được tổng hợp từ tiền vitamin D trong da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc thường xuyên hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian ngắn mỗi ngày rất quan trọng. Theo khuyến nghị, thời gian tốt nhất để tận dụng ánh nắng mặt trời để cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả nhất là từ 9 giờ đến 10 giờ sáng.
Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại cá có hàm lượng chất béo cao (cá kiếm, cá hồi, dầu gan cá, cá mòi), gan, sữa, lòng đỏ trứng và nước cam.
Cả hai vitamin này đều đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương, tạo xương, duy trì sự linh hoạt và độ cứng của xương. Thiếu hụt vitamin B6 và B12 có thể dẫn đến giảm mật độ xương cùng khả năng hồi phục kém. Vì vậy, người bị gãy xương cần chủ động bổ sung các dưỡng chất này thông qua thực đơn hàng ngày bằng cách tìm kiếm các nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt bò, thịt gà, thịt dê, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc, chuối, cà rốt, phô mai.
Vitamin C thúc đẩy cơ thể tổng hợp collagen - một loại protein quan trọng trong quá trình hồi phục lành xương. Người bệnh có thể tự bổ sung thông qua trái cây và rau củ hàng ngày như trái cây họ cam quýt, kiwi, quả mọng, cà chua,...
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh và mật độ khoáng của xương, đồng thời thúc đẩy quá trình lành xương. Người bệnh có thể bổ sung vitamin K từ các loại thực phẩm như bắp cải, rau chân vịt, củ dền và súp lơ trắng,...
Các loại thực phẩm mà người bệnh gãy xương cần hạn chế sử dụng bao gồm:
Để chăm sóc vết bó bột sau khi gãy xương, cần tuân thủ những điều sau đây:
Sau khi gãy xương, việc vận động đúng cách có thể thúc đẩy lưu thông máu, góp phần vào quá trình lành xương, giảm đau và sưng hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phục hồi sau đây:
Để xương mau liền và phục hồi khả năng vận động của cơ bắp, việc kiên trì tập luyện kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu là rất quan trọng.
Tóm lại, trong quá trình chăm sóc và điều trị gãy xương, việc duy trì vận động cùng với các biện pháp vật lý trị liệu là rất quan trọng. Hơn nữa, cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Ăn gì tốt cho xương bị gãy”, từ đó có chế độ dinh dưỡng tối ưu giúp xương mau lành, chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.