Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Biến chứng tiềm ẩn tiểu đường thai kỳ

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả bà bầu và thai nhi. Trong quá trình mang thai, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho cả mẹ và con. Một trong những vấn đề thường gặp là liệu việc ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Trong bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu sẽ tìm hiểu về câu hỏi này và những biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng mà một người mang thai phát triển mức độ đường huyết cao hơn bình thường. Đây là một vấn đề sức khỏe quan trọng trong thai kỳ và có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người đặt ra là liệu việc ăn nhiều đường có gây ra tiểu đường thai kỳ hay không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xem mẹ bầu ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không nhé!

Bà bầu có nên ăn đồ ngọt không?

Nhiều mẹ bầu thường tò mò: "Bà bầu có thể ăn đồ ngọt không?". Theo chuyên gia y tế thì mẹ bầu có thể ăn được đồ ngọt trong dinh dưỡng hàng ngày của mình. Trong quá trình mang thai, các bà mẹ có thể tiêu thụ lượng đường một cách trực tiếp hoặc thông qua thực phẩm, hoa quả, với điều kiện sức khỏe của người mẹ là bình thường và tiêu thụ với lượng vừa đủ.

Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Những biến chứng tiềm ẩn tiểu đường thai kỳ 1
Mẹ bầu nên sử dụng thực phẩm chứa lượng đường lành mạnh và an toàn

Tuy nhiên, đối với những bà bầu đang gặp vấn đề về tiểu đường khi mang thai, họ cần phải chú ý và cẩn thận về lượng đường tiêu thụ. Để bảo vệ sức khỏe trong suốt thai kỳ, tốt nhất là tiêu thụ đường một cách tự nhiên thông qua các sản phẩm lành mạnh và có nguồn gốc rõ ràng.

Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không?

Một câu hỏi thường gặp là liệu việc ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Có nhiều yếu tố có thể gây ra tiểu đường thai kỳ như di truyền, thừa cân, tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ cũng có thể liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, bao gồm việc ăn quá nhiều đường. Do vậy, mẹ bầu ăn ngọt nhiều có thể gây nên bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Những biến chứng tiềm ẩn tiểu đường thai kỳ 2
Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức đường huyết tăng cao có thể gây ra tiểu đường thai kỳ. Khi ta ăn một món ăn có nhiều đường, đường sẽ được hấp thu nhanh chóng vào hệ tuần hoàn, dẫn đến tăng đột ngột mức đường huyết. Để đối phó với sự tăng đột ngột này, tụy sẽ tiết ra một lượng lớn insulin để giúp đưa đường vào các tế bào, từ đó làm giảm mức đường huyết.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường liên tục có thể gây ra một quá trình mà tụy không thể tiết insulin đúng mức, dẫn đến tình trạng kháng insulin. Đây là một yếu tố nguy cơ cho việc phát triển đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt dễ mắc tiểu đường type 2. Ngoài ra, mẹ bầu ăn ngọt nhiều còn làm tăng lượng đường trong máu của thai nhi, dẫn đến thai nhi phát triển quá mức bình thường. Do đó, nguy cơ người mẹ phải sinh mổ hay sinh non có thể xảy ra làm gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Do đó, điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, tránh tiêu thụ thực phẩm quá nhiều đường. Điều này sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết và giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn mang thai và có bất kỳ lo ngại nào về tiểu đường thai kỳ, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên và hướng dẫn cụ thể.

Các tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn đồ ngọt quá nhiều

Mẹ bầu ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không đã được giải đáp. Do đó, bà bầu ăn nhiều đồ ngọt có thể gây ra các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình mang thai như:

  • Cơ thể mệt mỏi: Thực phẩm chứa sucrose có thể gây tăng đột biến đường huyết, dẫn đến tình trạng mệt mỏi ở bà bầu.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Thèm ăn là hiện tượng thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng ăn đồ ngọt nhiều có thể gây thiếu chất dinh dưỡng. Việc tiêu thụ nhiều đường làm tăng lượng calo rỗng và dẫn đến tăng cân không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.
  • Tăng cân quá mức: Sử dụng quá nhiều đường có thể tăng cân nhanh chóng ở người mẹ, điều này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Nguy cơ gan nhiễm mỡ cấp tính: Chế độ ăn có nhiều fructose có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Điều đặc biệt này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của thai nhi, gây ra tình trạng béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ, đặc biệt gây tiểu đường type 2.
  • Nguy cơ tiền sản giật: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể tác động lớn đến cơ thể và tăng nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu. Vì vậy, để tránh những rủi ro không mong muốn, mẹ bầu nên tự giới hạn lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Những biến chứng tiềm ẩn tiểu đường thai kỳ 3
Tình trạng tăng cân quá mức ở mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt

Ngoài gây ảnh hưởng lên người mẹ, thai thi có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tử vong ngay sau sinh;
  • Tăng hồng cầu vàng da sơ sinh;
  • Nguy cơ béo phì và mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi trưởng thành;
  • Thai chết lưu là trường hợp không kiểm soát được đái tháo đường khi mang thai có thể dẫn đến tử vong của thai nhi trước hoặc ngay sau khi sinh.
Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Những biến chứng tiềm ẩn tiểu đường thai kỳ 4
Tình trạng sinh non có thể gây ra khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường

Do vậy, để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ các biện pháp như thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, duy trì cân nặng hợp lý, theo dõi mức đường huyết và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Bà bầu nên ăn ngọt thế nào để giảm tiểu đường thai kỳ

Phương pháp giúp mẹ bầu có chế độ ăn hợp lý lành mạnh mà vẫn hạn chế được lượng đường nạp vào cơ thể, dưới đây là một số cách đơn giản và dễ thực hiện để phòng tránh tiểu đường trong quá trình mang thai:

  • Hạn chế đồ ăn nhanh, chế độ biến sẵn có sẵn: Không nên sử dụng bánh, kem, kẹo ngọt chứa nhiều đường hóa học không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, các bà bầu có thể sử dụng các loại hạt chứa nhiều dưỡng chất làm thức ăn vặt mỗi ngày.
  • Uống nước hoa quả tươi: Để giảm cơn thèm ngọt, thay vì uống đồ ngọt đóng chai, các bà bầu có thể chuyển sang ăn hoa quả trực tiếp. Điều này vừa giúp giải tỏa cơn thèm, vừa bổ sung nhiều vitamin quan trọng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Tránh sử dụng chất làm ngọt nhân tạo: Khi ăn nhiều thực phẩm từ chất làm ngọt nhân tạo sẽ gây ảnh hưởng lớn đến mẹ và thai nhi. Những ảnh hưởng này có thể kéo dài ngay sau khi mang thai. Vì vậy, các bà bầu nên hoàn toàn thay thế chất ngọt nhân tạo bằng các loại đường tự nhiên như mật mía và mật ong. Hơn nữa, cần lưu ý đến các thành phần của gói thực phẩm đóng gói và tránh sử dụng bánh kẹo hoặc bất kỳ thực phẩm nào chứa chất ngọt nhân tạo.
Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Những biến chứng tiềm ẩn tiểu đường thai kỳ 5
Sử dụng hoa quả tươi giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về tình trạng mẹ bầu ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không. Phụ nữ mang thai ăn nhiều đồ ngọt có thể gây nên bệnh đái tháo đường thai kỳ. 

Tuy nhiên, việc tiêu thụ đường và thực phẩm ngọt nhiều không phải lúc nào cũng dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Nhưng nếu ăn ngọt quá mức có thể gây tăng đột ngột đường huyết. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Do đó, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và thực hiện vận động thể dục đều đặn là quan trọng để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ và biến chứng tiềm ẩn. Hãy tiếp tục đón đọc những nội dung tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe trong thời kỳ mang thai nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm