Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ăn nhiều chất béo, lười vận động: Coi chừng viêm tụy

Ngày 04/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lười vận động cùng chế độ ăn không khoa học là hai trong những nguyên nhân dẫn đến viêm tụy cấp. Sau khi điều trị, nếu vận động thường xuyên, người bệnh sẽ hồi phục nhanh chóng.

Viêm tụy là gì? Gây nguy hiểm đến sức khỏe con người như thế nào? Và mối liên hệ giữa vận động và viêm tụy ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.

Vì sao lười vận động gây viêm tụy?

Viêm tụy là gì?

Ăn nhiều chất béo, lười vận động: Coi chừng viêm tụy 1 Lười vận động là một trong những nguyên nhân gây viêm tụy

Tuyến tụy là một tuyến lớn nằm phía sau dạ dày và bên cạnh ruột non với hai nhiệm vụ chính:

  • Giải phóng các Enzyme tiêu hóa vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  • Giải phóng Hormone Insulin và Glucagon vào máu giúp cơ thể kiểm soát tiêu hóa thức ăn để sản xuất năng lượng.

Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm ở tụy đột ngột trong một thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, nặng hơn là đe dọa đến tính mạng. Khi được điều trị đúng và kịp thời, hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn. Trong trường hợp nặng, dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng khiến tổn thương mô nghiêm trọng, dẫn đến nhiễm trùng. Viêm tụy nặng cũng có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi và thận.

Triệu chứng lâm sàng

Viêm tụy cấp có những dấu hiệu thường gặp sau:

Đau bụng cấp

Chủ yếu là đau ở vùng thượng vị một cách đột ngột với triệu chứng đau dữ dội sau khi ăn nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc sau uống rượu bia. Cơn đau kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau lan ra sau lưng hoặc lan sang hạ sườn hai bên. Tuy nhiên, cơn đau tụy cấp rất dễ bị nhầm với đau dạ dày

Nôn, buồn nôn

Sau khi đau, bạn có triệu chứng buồn nôn hay nôn và việc này không liên quan đến triệu chứng đau. Bệnh nhân thường nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu.

Chướng bụng

Là triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp thể hoại tử nặng với triệu chứng kèm theo như rối loạn ý thức, tụt huyết áp, thiểu niệu....

Viêm tụy cấp nếu không được điều trị sẽ diễn biến rất nhanh, phức tạp dẫn đến các biến chứng nặng, có thể dễ dàng ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thậm chí là gây tử vong. Đối với các trường hợp nặng, việc điều trị hồi sức không đáp ứng nên bệnh nhân cần được chỉ định làm phẫu thuật ngay để cắt lọc các phần mô bị hoại tử. 

Diễn biến nguy hiểm của viêm tụy cấp

Sốc

Do nhiễm khuẩn nặng hay do xuất huyết, sốc là một trong những biến chứng sớm xảy ra ở ngay những ngày đầu của bệnh. Trường hợp sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra muộn hơn ở tuần thứ ba kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm.

Xuất huyết

Trong tuần đầu tiên của bệnh, tình trạng xuất huyết có thể xuất hiện ở ngay tại tuyến tụy, trong ống tiêu hóa, trong xoang bụng hoặc các cơ quan khác, dẫn đến tình trạng tổn thương các mạch máu. Khi xảy ra trường hợp có biến chứng xuất huyết đa phần đều được tiên lượng nặng.

Nhiễm trùng tại tuyến tụy

Xảy ra ở cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh, nhiễm trùng tại tuyến tụy là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các ổ áp xe ở tuyến tụy gây viêm phúc mạc toàn thể, hoại tử mô. Trường hợp này tiên lượng nặng.

Suy hô hấp cấp

Tiên lượng nặng.

Nang giả tụy

Do quá trình đóng kén để khu trú các tổn thương tại nhu mô tụy, nang giả tụy xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của bệnh. Trong nang giả tụy có chứa các Enzym tuyến tụy, các chất dịch và các mảnh vỡ của nhu mô tuyến tụy. Nang này có thể được thu dọn hoặc tự dẫn lưu vào đường tụy rồi biến mất sau 4 đến 6 tuần. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể tiến triển thành áp xe hoặc gây bội nhiễm.

Viêm tụy cấp là một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, có nhiều biến chứng với tiên lượng nặng bao gồm giảm thể tích tuần hoàn, hoại tử nhu mô tụy, nhiễm trùng huyết hay liệt ruột cơ năng, suy hô hấp cấp... Nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng toàn thân ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng khác như trụy tim mạch, suy giảm chức năng thận... Đặc biệt chảy máu trong tụy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ngay khi mới bị bệnh.

Ăn nhiều chất béo, lười vận động: Coi chừng viêm tụy 2 Thừa cân, béo phì có nguy cơ bị viêm tụy nhiều hơn

Lười vận động có liên quan viêm tụy?

Theo chức năng sinh lý bình thường, tuyến tụy sẽ tiết ra các men tụy để hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Các men này được tiết ra dưới dạng không hoạt động (tiền men) và chúng chỉ được hoạt hóa trở thành có tác dụng ở tá tràng. Tình trạng viêm tụy cấp là một tiến trình tự hủy mô do chính men tụy gây ra. 

Nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể ăn mòn các cơ quan nội tạng xung quanh, gây suy đa tạng, thậm chí đe dọa tính mạng. Ở một số người có thân hình gầy, dù có nạp lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn với số lượng nhiều thì các chỉ số trong cơ thể dường như không thay đổi. Nhưng với nhóm người thừa cân, cơ thể tích tụ nhiều mỡ, khi dùng mỗi bữa ăn thịnh soạn lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Viêm tụy cấp do tăng Triglycerid là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa thường xảy ra sau khi ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, đặc biệt là sau những lần uống rượu, bia. 

Một nguyên nhân cũng góp phần gây ra bệnh này là lối sống thụ động, lười vận động, ít tập thể dục trong khi ăn nhiều dầu mỡ.

Vận động hỗ trợ hồi phục sau viêm tụy

Theo các chuyên gia y tế, sau điều trị, khi tuyến tụy đã trở lại chức năng bình thường, người bệnh có thể bắt đầu tập thể dục với sự cho phép của bác sĩ. Tập thể dục được xem là một trong những phương pháp phòng chống cũng như giúp người bệnh trở lại cuộc sống khỏe mạnh.

Tập thể dục sau khi phục hồi

Ăn nhiều chất béo, lười vận động: Coi chừng viêm tụy 3 Đi bộ sau khi điều trị giúp bệnh nhân hồi phục nhanh

Tập thể dục cải thiện chức năng toàn diện của cơ thể cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở người khỏe mạnh, tập thể dục tác động tích cực đến từng hệ thống cơ thể. Tuy nhiên, không nên tập thể dục khi đang trong cơn viêm tụy cấp. Trong một số trường hợp, tập thể dục có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng này và làm chậm quá trình phục hồi.

Người bệnh chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi bác sĩ xác nhận tuyến tụy đã trở lại chức năng hoạt động bình thường.

Sau khi phục hồi, bạn có thể bắt đầu với một hình thức vận động rất đơn giản là đi bộ. Người bệnh có thể ngay từ đầu đi bộ 5-10 phút hai lần một ngày với mục tiêu tăng dần hoạt động cơ thể lên mức 45 phút ba lần mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn nên luôn tuân theo khuyến cáo của bác sĩ để chọn mức độ hoạt động thể chất thay đổi tùy theo tình trạng của bạn.

Nếu bạn còn đau hoặc cảm thấy chưa đủ khỏe để đi bộ, hãy thư giãn với các bài tập nhẹ nhàng như kéo dãn cơ, tập tay, tập ngực, hoặc thiền, yoga. Bạn cũng có thể kết hợp một số hình thức tập thể dục vào các hoạt động hàng ngày. 

Chú ý uống nhiều nước khi tập

Trong khi tập cần lưu ý uống nhiều nước trước, trong và sau khi luyện tập thể dục. Đây là điều vô cùng quan trọng, giúp cơ thể tránh rơi vào tình trạng mất nước, đồng thời tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Uống nước đặc biệt quan trọng nếu bạn bị viêm tụy hoặc mới hồi phục sau viêm tụy cấp hoặc có nguy cơ phát triển tình trạng này.

Các báo cáo đã ghi lại những trường hợp mất nước do tập thể dục cường độ cao ở những người khỏe mạnh. Sau khi tập thể dục, những người bị mất nước đã phát triển thành viêm tụy cấp tính. Vì mất nước có thể là nguyên nhân của tình trạng này, nên việc duy trì đủ nước trước, trong và sau khi tập thể dục là điều đặc biệt cần quan tâm chú ý.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm