Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng khôn là răng số 8 và là răng mọc cuối cùng của hàm. Nếu như đau răng khôn trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người thì áp xe răng khôn còn kinh khủng hơn. Răng khôn bị áp xe sẽ nguy hiểm thế nào và chữa trị ra sao?
Sự xuất hiện răng khôn hầu như không được chào đón vì nó không có chức năng thẩm mĩ hay chức năng nhai rõ ràng. Điều quan trọng nhất, mọc răng khôn thường gây đau đớn, khó chịu và nguy cơ áp xe răng khôn luôn tiềm ẩn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khi răng khôn bị áp xe sẽ nguy hiểm thế nào và điều trị ổ áp xe ở răng khôn ra sao nhé!
Áp xe ở răng khôn hay áp xe răng số 8 là tình trạng hình thành một ổ mủ nằm dưới nướu, trong thân răng hoặc ở cổ răng. Áp xe là một biến chứng khá thường gặp khi mọc răng số 8. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến chức năng nhai, nói của người bệnh mà còn gây nguy cơ nhiễm khuẩn lan sang các răng khác.
Mọc răng số 8 và áp xe răng số 8 rất dễ nhận ra. Việc nhận biết sớm dấu hiệu áp xe răng này giúp người bệnh xử lý kịp thời, phòng ngừa áp xe lan sang cả những răng khác. Cụ thể, dấu hiệu áp xe răng số 8 thường là:
Có nhiều lý do khiến răng khôn bị áp xe. Có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến nhất như:
Thực tế, có nhiều người răng khôn mọc thẳng như những chiếc răng bình thường khác giúp việc làm sạch khá dễ dàng. Nhưng hầu hết, răng khôn mọc ngang, mọc ngầm ở tận góc trong cùng của cung hàm. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ khó khăn. Sau khi ăn uống, mảnh vụn thức ăn thừa bị mắc kẹt tại vị trí góc trong cùng của hàm. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn khu trú gây nhiễm trùng ổ răng và hình thành ổ mủ áp xe.
Người bị sâu răng hoặc viêm tủy răng có nguy cơ cao bị áp xe răng. Vi khuẩn tiềm ẩn sẵn trong răng sẽ lây lan sang răng số 8. Tại đây, khi có môi trường khu trú lý tưởng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây ra những ổ viêm nhiễm lớn. Ngoài ra, nếu quá trình rút tủy để điều trị sâu răng không được thực hiện cẩn thận cũng gây áp xe răng số 8.
Ngoài sâu răng và viêm tủy, các bệnh viêm nướu, viêm nha chu,… cũng có thể dẫn đến áp xe. Áp xe răng số 8 còn dễ gặp phải ở những bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
Áp xe răng khôn có thể xảy ra các trường hợp như sau:
Áp xe răng số 8 nếu điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng bình phục. Nhưng nếu để áp xe nặng, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:
Vi khuẩn trong ổ áp xe sẽ phá hủy các mô nướu và răng. Chúng có thể lan sang các răng khác, phá hủy các răng khác ngoài răng số 8. Đồng thời, vi khuẩn tấn công, phá hủy cả nướu và xương hàm.
Ổ áp xe bị vỡ trong khoang miệng khiến vi khuẩn lây lan khắp miệng, thậm chí lây lan xuống đường hô hấp dưới hay đường tiêu hóa như họng, dạ dày, phổi,...Không loại trừ trường hợp đặc biệt nguy hiểm là áp xe răng số 8 gây biến chứng viêm màng não, viêm não hay nhiễm trùng máu.
Để phòng ngừa lây lan và biến chứng, áp xe răng khôn cần được điều trị sớm. Cách điều trị cho người bị áp xe răng số 8 sẽ khác nhau tùy từng trường hợp. Cụ thể là:
Răng số 8 mọc thẳng ít khi gây áp xe hoặc chỉ gây áp xe nhẹ. Áp xe răng có tự khỏi không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu áp xe ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Một số loại kháng sinh cũng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, chữa triệu chứng bệnh. Việc dùng kháng sinh chữa áp xe răng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch gây áp xe bắt buộc phải nhổ răng số 8. Sau khi loại bỏ răng khôn, nha sĩ sẽ điều trị các mô nướu, răng khác và phần hàm bị tổn thương. Điều trị bằng thuốc kết hợp vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn sẽ giúp người bị áp xe răng nhanh phục hồi.
Áp xe răng khôn là tình trạng không ai muốn gặp phải. Không chỉ gây đau nhức, mệt mỏi, áp xe răng còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của áp xe răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.