Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bà bầu ăn khô cá sặc được không? Lợi ích và tác hại của khô cá sặc trong thai kỳ

Ngày 19/03/2023
Kích thước chữ

Nhiều chị em đặt câu hỏi về việc bà bầu ăn khô cá sặc được không? Chúng có lợi ích và tác hại như thế nào cho bà bầu và thai nhi? Sử dụng khô cá sặc như thế nào để an toàn và phù hợp cho sức khỏe thai sản? Hãy cùng đồng hành với Nhà Thuốc Long Châu để tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Việc lựa chọn thực phẩm sử dụng trong suốt thai kỳ là rất quan trọng do chúng sẽ tác động đến cả thai phụ và thai nhi. Một số phụ nữ mang thai có sở thích ăn cá vì cá đem nhiều chất dinh dưỡng và giúp ổn định sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dù mang nhiều lợi ích nhưng không phải loại cá nào cũng tốt và cách chế biến nào cũng nên sử dụng. Liệu trong thời kỳ mang thai bà bầu ăn khô cá sặc được không?

Một số thông tin về khô cá sặc

Cá sặc là loài cá nước ngọt sống ở các khu vực thuộc vùng nhiệt đới phía đông của Thái Lan, Campuchia, Malaysia, lưu vực sông Mekong, Lào. Còn ở Việt Nam, cá sống ở vùng nước nam bộ, nhất là tại tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.

Cá sặc có một thân dẹp dài, hai vây ngực dài, hai râu kéo dài đến tận đuôi. Cá thường có màu nâu vàng, thân cá có thể có sọc. Thịt cá sặc ngọt, khá dai, thơm ngon, cá sặc được coi là đặc sản của vùng nước U Minh Thượng.

Khô cá sặc là loại chế biến cá có thịt tươi, mềm và không làm cá bị khô đét , đặc biệt là luôn giữ được vị ngon ngọt tự nhiên của cá sặc. Từ khô cá sặc chị em có thể tạo ra các món hấp dẫn, đặc biệt là các món nướng, chiên khô cá rất hao cơm. Thế nhưng liệu các bà bầu ăn khô cá sặc được không?

Bà bầu ăn khô cá sặc được không? Lợi ích và tác hại của khô cá sặc trong thai kỳ 1Cá sặc là đặc sản miền sông nước

Lợi ích và tác hại của khô cá sặc trong thai kỳ

Lợi ích của khô cá sặc

Khô cá sặc thực chất vẫn là cá, bởi vậy loại thực phẩm này chứa một lượng axit béo omega 3 khá cao và omega 3 đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển trí não cũng như thị lực của thai nhi. Ngoài ra, một số loại axit béo khác có trong cá sặc còn giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu.

Tác hại của khô cá sặc là gì?

Listeria Monocytogenes là một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thấp, khoảng 7 trường hợp trên một triệu dân nhưng tỷ lệ tử vong một khi mắc bệnh cao, khoảng 20 - 30%, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người già và người có sức đề kháng yếu.

Vi khuẩn này có nhiều trong đất, rác, nước thải, thực phẩm nhiễm bẩn, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa, cá sống và các sản phẩm từ cá, rau xanh,… Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, đặc biệt là Pháp, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này trong thực phẩm rất cao. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Listeria Monocytogenes được gọi là bệnh Listeriosis và là một bệnh nhiễm trùng do thực phẩm.

Nguy cơ nhiễm trùng gia tăng ở phụ nữ mang thai được cho là do những thay đổi về miễn dịch tại chỗ và toàn thân trong thời kỳ mang thai. Listeria Monocytogenes thường gây nhiễm trùng não và tủy sống, có thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, bệnh có thể truyền sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh nở. Tuy nhiên, trong cá sặc khô thường có hàm lượng muối khá cao. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn liên tục hàng ngày, không sẽ ăn quá nhiều vào mỗi bữa.

Bà bầu ăn khô cá sặc được không? Lợi ích và tác hại của khô cá sặc trong thai kỳ 2Khô cá sặc có không ít lợi ích và tác hại trong thai kỳ

Bà bầu ăn khô cá sặc được không?

Bầu ăn khô cá sặc được không? Trên thực tế, việc ăn ít sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu ngày nào cũng ăn món này thì quả thật tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho bà bầu: 

  • Cá khô chủ yếu được làm bằng cách giã và làm thủ công. Vì vậy, việc đảm bảo vệ sinh tại nơi sản xuất là điều cần quan tâm.
  • Khô cá sặc có thể sử dụng những nguyên liệu không gây hại cho sức khỏe bà bầu nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria sẽ khó tránh khỏi nếu được tẩm ướp, phơi khô và bảo quản lâu ngày.
  • Khô cá sặc vẫn có thể bị nhiễm Listeria dù hun khói như ở các nước phương Tây, vì phương pháp này không diệt được Listeria.

Mặc dù nhiều nhược điểm nhưng nếu chọn khô cá sặc làm món ăn chống ngán thì bà bầu vẫn có thể thưởng thức món ăn này nếu biết cách chế biến. Vì vậy, bà bầu nên nấu chín kỹ các loại cá khô trước khi dùng, như khô cá nướng chấm nước mắm tỏi ớt hay khô cá hồi sốt cà chua. Những món ăn hấp dẫn này khiến bà bầu yên tâm hơn.

Tuy nhiên, do hàm lượng muối trong khô cá sặc thường cao nên bà bầu tránh ăn liên tục hàng ngày hoặc ăn quá nhiều trong mỗi bữa. 

Cuối cùng, thật khó để phân biệt giữa sạch - bẩn và tươi - thối trên thị trường. Hơn nữa, việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi sống luôn tốt hơn. Vì vậy, nếu muốn ăn cá khô, bà bầu phải đảm bảo nguồn cá mình mua là an toàn nhé! 

Bà bầu ăn khô cá sặc được không? Lợi ích và tác hại của khô cá sặc trong thai kỳ 3Bà bầu ăn khô cá sặc được không? 

Gợi ý vài cách chế biến khô cá sặc an toàn cho thai kỳ

Cách chọn mua khô cá sặc ngon

Chú ý những chi tiết sau: 

  • Chị em nên chọn mua khô cá sặc có thương hiệu cụ thể trong nước, xuất xứ cá và xưởng gia công, thông tin sản xuất rõ ràng, uy tín.
  • Ưu tiên đóng túi nilon để bảo quản đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không chọn những sản phẩm khô bị chảy nước hoặc có mùi khó chịu.

Cách chế biến khô cá sặc chiên

Chế biến đơn giản món khô cá sặc chiên: 

  • Sơ chế khô cá sặc: Dùng dao cạo sạch vảy hai bên thân khô cá, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo lấy khăn giấy thấm bớt nước để khi chiên không bị bắn dầu.
  • Chiên cá: Bắc chảo lên bếp, cho khoảng 2 thìa dầu ăn vào, khi dầu nóng thì nhẹ nhàng gắp cá vào chiên. Thỉnh thoảng trở cá chín đều hai mặt, cho nước mắm vào đảo đều.
  • Hoàn thành: Rán cá trong khoảng 15 phút đến khi cá chín và vàng đều hai mặt thì cho hỗn hợp nước sốt vào, đậy nắp nồi, để yên khoảng 5 phút cho nước sốt dần sệt lại thì tắt bếp.
  • Bày cá ra đĩa và thưởng thức.

Thành phẩm: Khô cá sặc chiên có màu rám nắng rất bắt mắt. Cá giòn rụm hấp dẫn, lớp vỏ dày mà thịt vẫn mềm thơm, ăn kèm với nước sốt cực kỳ hấp dẫn, thơm ngon chắc chắn là món ăn mà các thành viên không thể bỏ qua.

Làm gỏi xoài khô cá sặc chống ngán, chống nghén

Để chống ngán trong 3 tháng đầu thì gỏi xoài khô cá là một lựa chọn hay. Cách làm đơn giản của món ăn này như sau:

  • Xoài cắt miếng dày khoảng 2mm rồi ngâm vào nước đá. Quả chùm ruột phơi khô vàng nâu, cắt nhỏ, ngâm với 1 thìa đường và 1 thìa giấm gạo. Vớt ra ướp với nửa thìa hành khô đập dập. Húng quế, húng quế thái nhỏ và đậu phộng giã nhuyễn.
  • Pha nước trộn gỏi: 1 thìa mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm và 1 thìa tỏi và ớt khuấy đều.
  • Kết hợp xoài, rau thơm, đậu phộng, hành phi, ớt và sốt mayonnaise rồi thêm gia vị.
  • Ăn kèm với bánh mì nướng.
Bà bầu ăn khô cá sặc được không? Lợi ích và tác hại của khô cá sặc trong thai kỳ 4Gỏi xoài khô cá sặc là một món ăn thơm ngon, chống ngán cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Với những hướng dẫn chi tiết trên đây hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công món cá chiên thơm ngon, giòn rụm, hấp dẫn để bữa cơm thêm ngon miệng, mới lạ.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "Bà bầu ăn khô cá sặc được không?", cũng như đưa ra lợi ích và tác hại của khô cá sặc trong thai kỳ, đồng thời giúp bạn có một số cách chế biến món ngon từ khô cá sặc. Mong rằng thông qua bài viết này, chị em đã có thể lựa chọn được đồ ăn an toàn và phù hợp khẩu vị cho mình trong thai kỳ.

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin