Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trà ô long là một loại loại trà được rất nhiều người yêu thích. Loại trà này không những ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và là thức uống được nhiều người dùng để nhâm nhi lúc thư giãn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng bà bầu uống trà ô long được không? Để có lời giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Đối với phụ nữ mang thai, việc lựa chọn một loại thức uống để thưởng thức cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi dùng. Bởi có những loại đồ uống ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai nhi. Vậy bà bầu uống trà ô long được không? Nhà Thuốc Long Châu sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết sau đây.
Trước khi trả lời cho câu hỏi bà bầu uống trà ô long được không, bạn cần tìm hiểu về các thành phần có trong trà ô long. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong trà ô long chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Trong 100g trà ô long có chứa:
Bên cạnh vấn đề bà bầu uống trà ô long được không, bạn cũng cần nắm được những tác dụng của trà ô long. Cụ thể như sau:
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, tất cả các thức uống có chứa caffeine đều được khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Theo như bảng thành phần của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thống kê, trong 100g trà ô long có chứa tới 16mg caffeine.
Vậy bà bầu uống trà ô long được không? Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mẹ bầu uống trà ô long, hàm lượng caffeine có trong trà sẽ đi qua nhau thai và tới thai nhi. Thế nhưng, thai nhi lại không có khả năng chuyển hóa caffeine giống như người lớn. Chính vì vậy, uống trà ô long khi mang thai có thể gây nên một số vấn đề nguy hiểm cho thai nhi trong thời kỳ bào thai.
Bên cạnh đó, hàm lượng caffeine có trong trà ô long còn khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim, từ đó khiến mẹ bầu có cảm giác bồn chồn, đầy bụng, khó tiêu, khó ngủ. Ngoài ra, caffeine còn có tác dụng lợi tiểu, khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn trong khi tiểu nhiều vốn đã là một tình trạng gây ra sự khó chịu cho mẹ bầu khi mang thai. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn với caffeine do cơ thể khó đào thải chất này hơn so với lúc không mang thai.
Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên hạn chế uống các loại trà chứa caffeine nói chung cũng như trà ô long nói riêng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.
Mặc dù chưa có bất cứ thông tin nào nói phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng caffeine, tuy nhiên lượng dùng không được quá 300 mg/ngày. Nếu như bạn thuộc đối tượng nhạy cảm với caffeine thì tốt hơn nên hạ lượng dùng xuống dưới 100 mg/ngày. Và để an toàn hơn trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế uống trà ô long cũng như các loại trà khác, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, thi thoảng mẹ bầu có thể thưởng thức một chút trà ô long. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống quá nhiều mà chỉ nên uống một cốc nhỏ mỗi ngày nếu như mẹ muốn.
Mẹ bầu cần tránh uống trà ô long trong toàn bộ thai kỳ, bởi điều này khiến mẹ bầu sẽ nạp một lượng lớn caffeine trong khi mang thai. Điều này có thể gây nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Ngoài ra, để đảm bảo việc uống trà ô long không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bà bầu uống trà ô long được không cũng như biết cách sử dụng trà ô long trong thai kỳ sao cho đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Mọi vấn đề còn chưa chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chúc mẹ bầu và các bé một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm: Bầu ăn nước cốt dừa được không?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.