Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bạn có biết nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày tốt cho sức khỏe?

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Vừng đen hay mè đen là một loại hạt được dùng phổ biến ở nước ta. Không chỉ thơm bùi, vừng đen còn có nhiều công dụng với sức khỏe. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu vừng đen có lợi ích gì và nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày?

Trong các loại hạt, vừng đen là một loại hạt được dùng khá phổ biến ở nước ra. Vừng đen dùng làm muối vừng, thêm vào các món ăn, làm bánh, làm sữa. Trong Y học cổ truyền Việt Nam, vừng đen còn được coi là một vị thuốc. Nếu bạn chưa biết vừng đen có những công dụng gì và nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!

Ăn vừng đen có lợi ích gì với sức khỏe?

Trong 2 thìa hạt vừng đen sẽ cung cấp thành phần dinh dưỡng gồm: 100 calo, 15% là chất béo bão hòa, 41% chất béo không bão hòa, 39% chất béo bão hòa đơn, 2g chất xơ, 3g chất đạm, 18% canxi, 11% phốt pho, 16% magie, 83% đồng, 15% sắt, 22% mangan và 9% kẽm.

Vừng đen hay mè đen có tác dụng gì? Cùng điểm qua một vài công dụng nổi bật của loại hạt nhỏ bé này với sức khỏe bạn nhé!

Vừng đen tốt cho hệ tiêu hóa

Chỉ khoảng 30g hạt vừng đen loại chưa tách vỏ đã có thể cung cấp 3.5g chất xơ (chiếm khoảng 12% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày). Với lượng chất xơ dồi dào, vừng đen tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Y học cổ truyền đã dùng vừng đen như một vị thuốc có tác dụng nhuận tràng. Các bài thuốc chữa táo bón bằng vừng đen cũng được đánh giá cao về tính hiệu nghiệm. Chất xơ trong vừng đen cũng có tác dụng giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ.

Bạn có biết nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày tốt cho sức khỏe 1
Hạt vừng đen dân dã nhưng mang lại nhiều lợi ích không ngờ

Vừng đen cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể

Chất béo là một trong những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu với cơ thể. Nhưng nếu sử dụng chất béo không đúng cách cũng sẽ mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe. 

Vừng đen cung cấp lượng chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) lý tưởng, có tác dụng cung cấp năng lượng, duy trì các quá trình sinh học, sinh lý của hệ cơ, tim, tế bào máu, hệ thần kinh,... trong cơ thể. Chất béo không bão hòa trong vừng đen sử dụng thay thế cho chất béo bão hòa sẽ giúp giảm cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ăn vừng đen tốt cho xương khớp

Nhiều người muốn biết nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày vì loại hạt này tốt cho sức khỏe xương khớp. Thành phần dinh dưỡng của vừng đen có chứa canxi, sắt, magie, đồng, kẽm, phốt pho,… có tác dụng duy trì mật động xương, phòng ngừa loãng xương. Những thành phần này cũng tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, tạo điều kiện cho việc tăng liên kết xương.

Vừng đen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Sesamin và sesamolin là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại cho tế Bào. Các lignans trong hạt vừng đen giúp chống lại phản ứng stress oxy hóa làm hỏng tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường type 2. Gamma-tocopherol - một loại vitamin E trong vừng đen có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch.

Bạn có biết nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày tốt cho sức khỏe 2
Vừng đen tốt cho cả sức khỏe lẫn sắc đẹp

Ăn vừng đen tốt cho da và tóc

Kẽm là trong hạt vừng đen là thành phần tham gia vào quá trình tạo collagen, giúp tăng cương mô cơ, da, tóc. Vitamin E trong vừng đen là chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm chậm quá trình lão hóa da. Polyphenol thực vật trong hạt vừng đen giúp bạn có mái tóc đen, bóng, khỏe.

Vừng đen tốt cho tuyến giáp của bạn

Vừng đen giàu selen. Tuyến giáp lại là tuyến trong cơ thể chứa nồng độ selen cao nhất nên vừng đen tốt cho quá trình tạo ra các hormon của tuyến giáp. Kẽm, vitamin B6, đồng, sắt trong vừng đen cũng tốt cho sức khỏe tuyến giáp và quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.

Vừng đen giúp chữa viêm đại tràng

Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen là cách chữa bệnh đã được áp dụng từ xa xưa. Trong Y học cổ truyền, vừng đen có tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm. Magie trong hạt vừng giúp tăng lưu thông máu, đẩy nhanh phục hồi đại tràng bị viêm. Omega 3 và axit phytic kháng viêm, giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già. Chất xơ trong vừng đen sẽ giảm triệu chứng khó tiêu, táo bón thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng.

Bạn có biết nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày tốt cho sức khỏe 3
Nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày là điều nhiều người muốn biết

Nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày?

Dù vừng đen có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu chúng ta dùng quá nhiều cũng có thể gặp phải tác dụng phụ ngoài mong muốn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày một người có thể ăn từ 15 - 20g vừng đen. Bạn nên ăn vừng đã chín để đảm bảo hương vị thơm ngon, tốt cho tiêu hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc tìm hiểu nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày rất quan trọng. Vì nếu ăn quá nhiều vừng đen, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng như:

  • Giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng do trong vừng đen có chứa axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi, kẽm, sắt, magie của cơ thể.
  • Với hàm lượng calo và chất béo khá lớn, ăn nhiều vừng đen có thể gây tăng cân.
  • Vì có khả năng nhuận tràng, trị táo bón nên nếu ăn quá nhiều vừng đen có thể gây tiêu chảy.
  • Ăn quá nhiều vừng đen có thể dẫn đến tác dụng phụ là phát ban và mẩn ngứa trên da.
  • Nếu dùng vừng đen đủ lượng, đúng cách có thể giúp tóc khỏe đẹp hơn. Ngược lại, nếu lạm dụng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, da đầu đổ nhờn, tóc khô hơn.
Bạn có biết nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày tốt cho sức khỏe 4
Quá lạm dụng vừng đen bạn cũng có thể gặp tác dụng phụ

Sử dụng vừng đen thế nào tốt nhất cho sức khỏe?

Ngoài việc tìm hiểu nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày, muốn sử dụng vừng đen tốt nhất cho sức khỏe bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu muốn cải thiện làn da, vóc dáng và mái tóc, bạn có thể uống mè đen mỗi ngày vào buổi tối khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
  • Muốn giảm cân, bạn có thể uống nước mè đen hoặc nước mè đen pha sữa tươi không đường vào trước các bữa ăn.
  • Trước khi dùng vừng rang theo bất cứ cách nào, bạn nên rang chín để vừng đen thơm ngon, dễ tiêu hóa và an toàn hơn.
  • Một số trường hợp không nên ăn vừng đen như: Người bị đông máu, huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch, sỏi thận, thừa cân béo phì.
  • Dị ứng hạt mè cũng có thể xảy ra với một số người. Các triệu chứng thường gặp như phát ban, ngứa, nổi mề đay, sưng cổ họng, bồn chồn, nôn ói. Dị ứng nặng có thể gây ngất xỉu, tụt huyết áp, đau bụng, chuột rút, mất ý thức, đau bụng,…

Tóm lại, vừng đen là thực phẩm dân dã nhưng lại có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, việc tìm hiểu nên ăn bao nhiêu vừng đen mỗi ngày là cần thiết. Dùng vừng đen theo bất kỳ cách nào cũng cần đảm bảo đủ lượng và đúng cách mới tốt cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin