Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ban lá dính có thân thảo, sống lâu năm, hoa màu vàng tươi và lá mọc đối xứng. Tất cả các bộ phận của cây, từ thân, lá cho tới rễ, hạt, hoa đều được dùng để làm thuốc. Dược tính của loài thực vật này không chỉ thể hiện qua các bài thuốc dân gian mà còn được khoa học hiện đại thừa nhận.
Ban lá dính là loài thực vật được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành miền núi phía Bắc. Cây thường mọc cạnh nương rẫy, trong thung lũng hoặc ven bờ rừng. Đại diện này có tác dụng dược liệu rất đáng quý. Chúng được dùng để chữa xuất huyết, nhiễm độc và các bệnh lý liên quan đến virus.
Ban lá dính còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như nguyên bảo thảo, cỏ ban, thanh thiên, xuyên tâm thảo,... Loài thực vật này có tên khoa học là Hypericum sampsonii Hance, một trong những đại diện tiêu biểu của họ Clusiaceae.
Cỏ ban là cây thân thảo nhưng sống lâu năm, thân tròn trịa, trơn nhẵn, chiều cao trung bình ở giai đoạn trưởng thành từ 40 - 70cm. Lá cây gắn liền với phần gốc/thân và luôn mọc đối xứng. Đặc biệt mặt dưới của lá có màu nhạt hơn phía trên và điểm xuyết những tuyến nhỏ màu đen.
Hoa của cỏ ban có màu vàng tươi rất đẹp mắt và thường nở rộ vào mùa hè hằng năm. Hoa mọc thành cụm ở đầu ngọn. Mỗi hoa có 5 tràng, nhị được phân hóa thành khóm, mỗi khóm chứa khoảng 15 nhị. Lá đài gồm năm chiếc có hình trứng và cũng tích hợp tuyến màu đen tương tự như mặt dưới của lá. Quả của cây có hình chóp, gồm 3 mảnh nhỏ, bên trong chứa những hạt bé hình bầu dục nhưng hơi nhọn hai bên đầu.
Ở Việt Nam, cỏ ban bắt gặp nhiều ở các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La,... Chúng thường sống ở độ cao 400 - 800m, mọc nhiều ở bìa rừng, vùng đất trống trong các thung lũng và nương rẫy.
Theo kết quả tách chiết, sàng lọc và phân định hoạt chất thì các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều thành phần đáng giá trong thân, lá, rễ, hạt và hoa của cây ban lá dính. Cụ thể, đó là những đại diện tiêu biểu sau:
Tác dụng dược lý của cỏ ban sẽ được làm rõ theo 2 hướng, đó là theo y học hiện đại và theo Đông y.
Theo y học hiện đại thì cỏ ban được biết đến với những tác dụng nổi trội sau:
Đây là một trong những dược tính nổi trội nhất của cỏ ban. Hai đại diện làm nên tác dụng này chính là pseudohypericin và hypericin. Thực nghiệm cho thấy hypericin trong cỏ ban có thể tiêu diệt 99,99% virus H5N1, H5N2 chỉ sau 1/6 giờ.
Ngoài ra hoạt chất này cùng với pseudohypericin còn chặn đứng quá trình tạo vỏ bọc của virus. Nhờ vậy mà chúng được xem là “khắc tinh” của rất nhiều thực thể không có cấu tạo tế bào. Điển hình là HIV, virus gây bại liệt, virus gây viêm gan C, virus cúm, Herpes simplex, CMV,...
Ở nồng độ từ 1/200.000 - 1/20.000, chiết xuất cỏ ban phát huy tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram âm và gram dương. Dược liệu này vừa diệt khuẩn trực tiếp, vừa “chặn đứng” quá trình sinh sôi, phát triển của chúng.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng ức chế protein kinase C của hai hoạt chất seudohypericin và hypericin có trong cỏ ban. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy trong môi trường ống nghiệm, nếu cho hypericin với nồng độ 1,7 μg/ml hoặc cho pseudohypericin với nồng độ 15 μg/ml thì protein kinase C sẽ bị hạn chế hoạt động khoảng 50%.
Serotonin là một trong những chất vận chuyển thần kinh trong cơ thể người. Khi sử dụng chiết xuất cỏ ban thì lượng serotonin hấp thụ sẽ giảm đi đáng kể. Nhờ vậy mà hệ thần kinh được xoa dịu, thư giãn và giúp giải tỏa mọi căng thẳng. Từ đó đem đến tác dụng tích cực cho những người bị rối loạn lo âu, suy nhược tâm thần.
Theo các tài liệu Đông y thì cỏ ban có vị đắng, hơi cay, tính mát. Vị thuốc Nam này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt huyết và chỉ huyết nên thường được dùng để điều trị các bệnh lý sau:
Hiện nay, Đông y có ghi lại một số bài thuốc hay sử dụng nguyên liệu chính là cỏ ban. Những bài thuốc này vốn được sử dụng rộng rãi trong dân gian và được đánh giá cao về độ an toàn cũng như tính hiệu quả. Vậy nên bạn hãy lưu lại để sử dụng khi cần.
Lưu ý cỏ ban là cây dược liệu nên cần dùng đúng cách, đúng đối tượng, đúng tỷ lệ. Do đó bạn cần tuân thủ tỷ lệ phối trộn chuẩn của các vị thuốc và tuyệt đối không dùng cỏ ban để điều trị những bệnh lý chưa được khuyến nghị. Trong trường hợp bị kích ứng, nổi mẩn ngứa khi dùng cỏ ban thì cần dừng lại ngay và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm sinh học, thành phần hoạt chất, dược tính và một số bài thuốc có sử dụng ban lá dính. Nếu muốn biết thêm các nội dung khác về loài thực vật này, bạn hãy liên hệ ngay với Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.