Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết cách đọc bảng kiểm tra thị lực như thế nào không? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng kiểm tra thị lực đúng chuẩn nhất.
Trước khi tiến hành đo thị lực bằng máy, các chuyên gia về mắt sẽ cho chúng ta đọc bảng kiểm tra thị lực để xác định xem có tật khúc xạ hay bị suy giảm thị lực không. Đây là phương pháp được áp dụng hầu như ở các phòng khám, trung tâm y tế hoặc bệnh viện mắt. Vậy bảng kiểm tra thị lực là gì? Có mấy loại? Cách đọc bảng kiểm tra thị lực như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Hiện nay, dựa vào từng đối tượng, bảng kiểm tra thị lực được phân chia thành hai loại chính là bảng đo nhìn xa và bảng đo nhìn gần. Trong đó, bảng đo mắt nhìn xa gồm bảng C, E, Snellen và hình. Còn bảng đo nhìn gần bao gồm bảng Parinaud và dạng thẻ. Cụ thể hơn:
Ưu điểm của bảng đo chữ C là có thể áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và người không biết chữ cần đo khúc xạ mắt. Bảng đo này sẽ bao gồm nhiều vòng tròn hở giống chữ C, phần hở sẽ xoay theo 4 hướng. Kích thước và khoảng cách nhỏ dần từ trên xuống với 11 dòng. Cách đo rất đơn giản. Người được kiểm tra chỉ đúng chiều xoay của chữ C. Khi kiểm tra thị lực, đứng cách bảng 5 mét.
Giống như bảng đo thị lực chữ C, bảng chữ E cũng phù hợp với tất cả đối tượng đang cần kiểm tra chỉ số mắt bình thường hay không. Các chữ E xoay theo nhiều hướng khác nhau, kích thước giảm dần từ trên xuống. Người đo cần chỉ đúng hướng xoay của chữ E hoặc dùng miếng nhựa hình chữ E xoay đối chiếu với bảng đo. Khoảng cách từ người đo đến bảng thị lực là 5 mét.
Bảng đo Snellen sẽ dành cho người đã biết đọc chữ. Bảng đo sẽ hiển thị các chữ cái in hoa L, F, D, O, I, E tổng cộng trên 11 dòng. Dòng đầu tiên chỉ có 1 chữ cái lớn nhất, sau đó kích thước nhỏ dần và số chữ tăng. Người được đo mắt sẽ cần đọc đúng tên chữ cái theo thứ tự từ trên xuống, và từ trái sang phải. Khoảng cách đứng cũng là 5 mét.
Ưu điểm của loại bảng đo kiểm tra thị lực này là có thể dùng cho trẻ em và người không biết chữ. Trên bảng đó sẽ hiển thị hình ảnh của các con vật, đồ vật khác nhau, kích thước giảm dần từ trên xuống. Người được đo cần chỉ đúng tên của con vật hoặc đồ vật theo thứ tự từ trên xuống.
Bảng đo mắt Parinaud được sử dụng cho người biết chữ. Trên bảng đo sẽ hiển thị các câu ngắn kèm số thị lực cụ thể. Người được đo mắt sẽ đọc lần lượt các ký hiệu trên bảng từ trên xuống. Khoảng cách đo sẽ từ 30 đến 35cm.
Bảng đo thị lực này sẽ bao gồm nhiều loại khác nhau như chữ C, E và Snellen với kích thước nhỏ và số thị lực cụ thể. Người kiểm tra thị lực sẽ cầm bảng đo ở khoảng cách 30 - 35cm và đọc lần lượt ký hiệu theo hướng dẫn.
Dưới đây là hướng dẫn về cách sử dụng bảng đo mắt tại nhà, quy trình này được thực hiện qua 5 bước cơ bản:
Quy trình này có thể áp dụng cho nhiều loại bảng đo khác nhau, tuy nhiên, khoảng cách đo sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, để có kết quả chính xác, bạn nên có một người hướng dẫn trong việc chỉ kí hiệu, kiểm tra và ghi lại mức thị lực tại dòng chữ nhỏ nhất trên bảng đo.
Khi thực hiện đo thị lực bằng bảng đo cận tại nhà, có một số lưu ý quan trọng bạn nên tuân theo để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn thực hiện quá trình đo thị lực:
Trên đây là những nội dung khái niệm và cách đọc bảng kiểm tra thị lực đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo. Thông qua bài viết này, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về cận thị và những vấn đề liên quan đến tật khúc xạ mắt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.