Mắt 8/10 có cần đeo kính không? Khi nào cần đeo kính cận?
Ngày 23/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thị lực 8/10 có cần đeo kính không là mối quan tâm của một số người, đặc biệt là những bạn trẻ hiện nay. Tình trạng cận thị ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, những câu hỏi như cận thị 8/10 là cận bao nhiêu độ và khi nào cần phải đeo kính cận thì hãy tìm hiểu câu trả lời dưới bài viết.
Mắt 8/10 có cần đeo kính không? Cận thị là bệnh về mắt phổ biến nhất trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Đặc biệt là với những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại,... Do đó, biện pháp được các bác sĩ khuyên dùng để cải thiện cận thị và tầm nhìn là đeo kính cận. Vậy mắt 8/10 cận bao nhiêu độ, có cần phải đeo kính hay không?
Khái niệm thị lực của mắt
Trước khi tìm hiểu mắt 8/10 có cần đeo kính không, bạn nên hiểu rõ về khái niệm thị giác. Thực chất thị giác là khả năng nhìn rõ các hình ảnh xung quanh trong cuộc sống. Nếu mắt có tầm nhìn xa và không mờ chứng tỏ bạn có thị lực tốt.
Ngoài ra, thị giác còn có khả năng phân biệt rõ hai điểm riêng biệt ở gần nhau. Hai điểm này được nhìn từ góc nhìn của mắt người được gọi là góc thị giác.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thị lực tốt. Nếu mắt yếu từ khi sinh ra hoặc chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài thì thị lực sẽ kém dần theo thời gian. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra tình trạng thị lực.
Sau khi kiểm tra qua một số phương pháp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn có nên đeo kính hay không, cụ thể là ngồi đối diện bảng chữ cái có 10 hàng, các chữ cái nhỏ dần từ trên xuống dưới. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi ở một vị trí cố định và đọc những chữ mà bác sĩ chỉ định. Nếu bạn có thể nhìn và đọc cả 10 dòng chữ thì mắt của bạn rất khỏe, khi đó thị lực là 10/10. Ngược lại, bạn càng đọc được ít dòng thì thị lực của bạn càng kém.
Mắt 8/10 tức là cận bao nhiêu độ?
Nếu thị lực của bạn là 8/10 nghĩa là mắt vẫn khỏe, không quá mờ và vẫn nhìn rõ. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu của tật cận thị nên bạn cần thay đổi lối sống, sinh hoạt để hạn chế và cải thiện thị lực. Người có thị lực 8/10 có thể nhìn rõ sự vật và hình ảnh trong cuộc sống khoảng 2.5m, khoảng cách này kém hơn người có mắt 10/10 khoảng 0.5m. Độ chính xác của thị lực 8/10 là từ -0.25 đến -0.5 diop.
Nếu bạn đi khám mắt và nhận được kết quả như trên thì không cần quá lo lắng vì có thể cải thiện thị lực tốt hơn thông qua cách sinh hoạt hàng ngày. Đeo kính cận sẽ là giải pháp an toàn cho người cận thị nhưng mắt 8/10 có cần đeo kính không?
Mắt 8/10 có cần đeo kính không?
Trên thực tế, những người có thị lực 8/10 được các chuyên gia đã khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng kính cận trong thời gian cần thiết. Đồng thời, bạn nên hạn chế sử dụng kính thường xuyên. Thời điểm tốt nhất để đeo kính khi mắt 8/10 là:
Nếu bạn là học sinh cần nhìn rõ trên bảng đen hoặc trên TV thì nên đeo kính.
Nếu tiếp xúc với màn hình điện tử trong công việc, học tập, giải trí,... Mục đích đeo kính là để bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh.
Hạn chế sử dụng kính khi sinh hoạt bình thường hàng ngày hoặc những thời điểm không cần nhìn rõ. Điều này giúp mắt ít phụ thuộc vào kính hơn vì với thị lực 8/10 vẫn có thể nhìn rõ hình ảnh xung quanh.
Dấu hiệu cần đeo kính cận
Nếu bị tật khúc xạ mắt có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết rõ ràng. Bạn có thể theo dõi trạng thái của thị lực trong một thời gian dài. Nếu thấy có những biểu hiện sau, hãy đi khám mắt và cắt kính ngay lập tức:
Dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy bạn nên đeo kính là mắt mờ khi nhìn vào chữ, số, hình ảnh, khuôn mặt người,... không rõ ràng, phải nheo mắt để nhìn kỹ hơn.
Đau mắt do mắt bị tổn thương do tiếp xúc tác động như khói bụi, tia UV, màn hình điện thoại,... Điều này kéo dài dẫn đến cận thị.
Mặc dù không phải trường hợp đau đầu nào cũng do cận thị nhưng bạn cũng nên cẩn thận vì cận thị dễ gây đau đầu. Điều này có thể xảy ra khi bạn vừa ngắt kết nối với máy tính, điện thoại, TV,...
Nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mắt, hãy theo dõi và đi khám mắt vì bạn có thể bị cận thị.
Chỉ số 3/10, 6/10, 7/10 là ký hiệu cho tình trạng thị lực của mắt sau khi kiểm tra thị lực. Điều này cảnh báo rằng mắt bạn có đang bị cận thị hay không.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ căn cứ vào 10 dòng chữ của bảng kiểm tra thị lực tiêu chuẩn để xác định bạn nên đeo kính hay không. Nếu bạn có thể nhìn rõ tất cả chữ trong 10 dòng thì thị lực của bạn đạt 10/10 đồng nghĩa mắt của bạn rất khoẻ.
Ngược lại nếu mắt chỉ có thể nhìn thấy 3/10 thì thị lực của bạn đang ở trong tình trạng rất tồi tệ. Nếu bạn nhìn thấy 6/10 hoặc 7/10 dòng thì thị lực mắt thuộc mức trung bình.
Bài tập rèn luyện thị giác
Nếu bạn từng nghe qua nguyên tắc 20-20-20 thì có thể áp dụng như sau: Nhìn vào một điểm khoảng 20 phút, nghỉ 20 giây, nhìn xa 20 feet (khoảng 6m).
Về cơ bản, nếu mắt nhìn chằm chằm vào một điểm trong một khoảng cách nhất định và mắt di chuyển đến một khoảng cách xa hơn thì mắt sẽ cần thời gian để điều chỉnh. Nếu mắt được luyện tập nhiều, quen với sự thay đổi thì khả năng điều tiết mắt sẽ tốt hơn, mắt nhìn rõ hơn. Nếu không luyện tập nhiều thì thị lực dễ yếu dần theo thời gian. Do đó, bạn nên rèn luyện cho mắt thường xuyên để cải thiện thị lực tốt nhất.
Nên khám mắt định kỳ 3 - 6 tháng một lần, bất kể mắt có dấu hiệu bất thường hay không. Hãy cho mắt được nghỉ ngơi hợp lý, không nhìn quá nhiều thiết bị điện tử, không nhìn quá gần và không làm việc quá sức.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc mắt 8/10 có cần đeo kính không. Chỉ nên đeo kính khi cần thiết và hạn chế tối đa dùng kính cận thường xuyên để cải thiện thị lực. Tóm lại, thị lực 3/10, 6/10 hay 10/10 không chỉ dùng để xác định cận thị mà có quan hệ mật thiết với độ cận. Độ cận càng cao thì con số này càng giảm. Thị lực được đo bằng khả năng nhìn thấy các chữ cái hoặc số trên bảng đo thị lực tiêu chuẩn từ một khoảng cách nhất định. Thị lực dưới 10/10 cho thấy mắt đang yếu hơn bình thường và cần đeo kính.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.