Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người lao động sẽ được quyền lợi gì khi mua bảo hiểm tai nạn? Mức chi trả bao nhiêu? Điều kiện để được chi trả bảo hiểm khi gặp tai nạn thế nào? Đó là một số câu hỏi trong rất nhiều thắc mắc mà người lao động quan tâm khi chọn mua bảo hiểm tai nạn.
Để giải đáp cho những câu hỏi có liên quan đến bảo hiểm tai nạn, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu nhé.
Trong trường hợp người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc, ai có trách nhiệm phải bồi thường, chi trả trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động?
Theo Điều 5 Thông tư số 04 ngày 2/2/2015 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người lao động trong bị tai nạn khi đang làm việc hoặc tuân theo sự phân công của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra, người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Người lao động bị tai nạn trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm bồi thường trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tại các công ty kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn lao động, người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định, người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
Nếu người lao động không được tham gia BHXH, BHYT khi bi tai nạn lao động thì ai phải chịu trách nhiệm giải quyết chế độ cho người lao động?
Nếu người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, khi người lao động bị tai nạn, người sử dụng lao động phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, đồng thời phải trả chế độ BHXH thay cơ quan BHXH cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dựa theo mức độ suy giảm khả năng lao động như sau:
Người lao động bị tai nạn giao thông, có được hưởng đầy đủ chế độ trợ cấp lao động không?
Điểm C Khoản 1 và Khoản 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định: Người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Việc xác định người lao động bị tai nạn thuộc trách nhiệm của đoàn điều tra tai nạn lao động.
Ngoài ra, theo Điểm B Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau.
Không có hợp đồng lao động và đóng BHXH, người lao động có được hưởng chế độ hay trợ cấp gì không? Nếu không thì cần làm gì để tự bảo vệ khi gặp tai nạn?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động vẫn có quyền tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định dù làm việc không theo hợp đồng lao động.
Ngoài ra, người lao động có thể mua gói bảo hiểm tai nạn lao động tại các công ty bảo hiểm. Tùy vào từng quy định, điều khoản trong của từng công ty bảo hiểm mà quyền lợi người được bảo hiểm nhận được khi sự cố xảy ra sẽ khác nhau.
Quyền lợi bảo hiểm
Người mua bảo hiểm được chi trả chi phí nhập viện trong tình trạng cấp cứu; chi phí di chuyển bằng xe cứu thương hoặc trực thăng cấp cứu; tiền viện phí trong thời gian nằm viện; chi phí dành cho xét nghiệm, kiểm tra, chẩn đoán; chi phí chăm sóc chuyên sâu, phục hồi chức năng và chi phí cho các phương pháp điều trị tiếp theo.
Đối tượng bảo hiểm
Theo luật bảo hiểm tai nạn, tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam có tuổi trong khoảng từ 18 đến 65 đều là đối tượng có thể tham gia loại hình bảo hiểm này.
Người đã tham gia bảo hiểm tai nạn vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác.
Phạm vi của bảo hiểm
Công ty bảo hiểm sẽ chi trả, bồi thường cho các rủi ro, tai nạn xảy ra tại Việt Nam.
Người được bảo hiểm bị tai nạn xảy ra bất ngờ, ngoài ý muốn khiến họ bị thương tật hoặc tử vong.
Tai nạn xảy ra do tác động từ bên ngoài chứ không phải chủ đích của người được bảo hiểm, khiến họ bị tử vong hoặc thương tật.
Người được bảo hiểm thực hiện hành động cứu người khác, tài sản của nhân dân, nhà nước hoặc tham gia chống lại các hành động vi phạm pháp luật sẽ được hưởng bảo hiểm tai nạn.
Trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong, thương tật khi tham gia các cuộc thi đấu chuyên nghiệp như đua ngựa, đua xe... bảo hiểm chỉ chi trả với điều kiện người được bảo hiểm thỏa thuận trước với công ty bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng.
Các trường hợp không được bảo hiểm
Những trường hợp nằm trong phạm vi loại trừ bảo hiểm sẽ không được bảo hiểm chi trả gồm các tai nạn xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
Người được bảo hiểm vi phạm luật lệ an toàn giao thông, vi phạm nghiêm trọng pháp luật...
Người được bảo hiểm cố ý tự gây ra tai nạn cho bản thân.
Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ trường hợp hành động tự vệ.
Người được bảo hiểm sảy thai, bị bệnh nghề nghiệp, bị những tai biến trong quá trình điều trị bệnh, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn...
Người được bảo hiểm bị ngộ độc thức ăn, đồ uống.
Chẳng may gặp phải động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, đình công…
Người được bảo hiểm tử vong do tham gia luyện tập, huấn luyện vũ trang, do các hoạt động chiến đấu trong các lực lượng quân sự.
Trên đây là một số câu hỏi về bảo hiểm tai nạn thường gặp. Mong rằng với những thông tin trong bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.