Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí 8 cách phòng bệnh tai mũi họng mùa nắng nóng hiệu quả

Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nắng nóng dễ gây mất nước dễ làm suy giảm đề kháng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tai mũi họng. Vậy làm thế nào để chủ động phòng bệnh tai mũi họng mùa nắng nóng? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn trong nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về tai mũi họng. Do vậy, cần phải chủ động phòng ngừa để tránh lây lan thành dịch. Bài viết dưới đây sẽ bật mí các cách phòng bệnh tai mũi họng mùa nắng nóng hiệu quả trong bài viết này nhé!

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải và niêm mạc mũi họng bị khô. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tai mũi họng. Việc uống đủ nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho lớp niêm mạc mũi, họng và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Bật mí 8 cách phòng bệnh tai mũi họng mùa nắng nóng hiệu quả 3
Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp duy trì độ ẩm cho lớp niêm mạc mũi, họng

Theo đó, mỗi người trưởng thành cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, có thể tăng lượng nước tùy theo cường độ vận động. Đối với trẻ em có trọng lượng trên 10kg, cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày.

Nên ưu tiên bổ sung nước lọc ấm, hạn chế uống nước lạnh để tránh làm cho niêm mạc đường hô hấp bị phù nề hoặc co lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công gây bệnh đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số loại nước khác như nước dừa, nước ép trái cây, nước ép rau củ hoặc trà thảo mộc. Đồng thời, nên hạn chế việc uống bia rượu và cà phê để tránh gây ra tình trạng mệt mỏi và mất nước.

Tăng cường sức đề kháng

Nắng nóng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển. Một hệ miễn dịch tốt có khả năng phản ứng nhạy bén với các tác nhân gây bệnh, giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh.

Để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, cần thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng đầy đủ các nhóm chất. Bữa ăn nên bổ sung đủ chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C. Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc và không đảm bảo vệ sinh.

Đảm bảo ngủ đủ giấc khoảng 7 tiếng mỗi đêm để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe để bắt đầu một ngày mới đầy sức sống. Ngoài ra, nên tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút/ngày với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym hoặc yoga.

Hạn chế uống nước đá và tiêu thụ đồ cay nóng

Việc uống nước quá lạnh và tiêu thụ đồ ăn cay nóng có thể làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng và khiến chúng bị tổn thương. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus có cơ hội dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Do vậy, cần hạn chế thói quen xấu này, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe hầu họng. Thay vào đó, hãy sử dụng nước ấm và bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh để hạn chế nguy cơ kích thích niêm mạc họng và mũi.

Hạn chế chất kích thích

Hút thuốc lá và uống rượu bia để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng có thể làm khô rát niêm mạc mũi họng và giảm sức đề kháng. Để phòng các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng khi thời tiết nắng nóng, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.

Bật mí 8 cách phòng bệnh tai mũi họng mùa nắng nóng hiệu quả 1
Hạn chế tiêu thụ chất kích thích để tránh làm giảm sức đề kháng

Không nên lạm dụng máy lạnh

Thói quen sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ thấp (15 - 17 độ C) liên tục và không vệ sinh định kỳ có thể làm khô niêm mạc mũi họng, dễ gây ra các vấn đề như viêm họng, viêm mũi xoang và chảy máu cam.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, không nên tắm ngay sau khi từ ngoài trời nóng về. Hạn chế việc sử dụng máy lạnh quá nhiều trong ngày và nên sử dụng xen kẽ với quạt để nhiệt độ không bị giảm quá thấp. Tốt nhất nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh nằm trong khoảng từ 26 - 27 độ C. Hoặc bạn cũng có thể đặt một chậu nước nhỏ hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí.

Trong khi ngủ, có thể đắp một chiếc chăn mỏng và không nên thay đổi nhiệt độ máy lạnh một cách đột ngột. Đồng thời, không vào phòng máy lạnh ngay sau khi từ ngoài trời nắng về để tránh tình trạng sốc nhiệt. Việc vệ sinh máy lạnh định kỳ khoảng 2 - 3 lần/năm) sẽ giúp loại bỏ virus và vi khuẩn gây hại.

Thường xuyên vệ sinh mũi họng mỗi ngày

Thói quen vệ sinh mũi hàng ngày không chỉ có tác dụng tích cực đến hệ hô hấp mà còn giúp ngăn chặn nhiều bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc làm sạch vùng mũi họng cũng giảm tỷ lệ tái phát của viêm mũi xoang, cải thiện tình trạng nghẹt mũi và hạn chế mắc các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp.

Để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần duy trì thói quen vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý khoảng 3 - 6 lần mỗi ngày. Điều này cũng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và rửa tay sạch sẽ

Để phòng tránh vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể thông qua khói bụi từ xe cộ và không khí bẩn, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Đồng thời, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc ngoài môi trường. Đồng thời, súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý cũng là biện pháp hiệu quả. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng và che mũi/miệng khi hắt hơi hoặc ho. Hạn chế tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu mắc bệnh.

Bật mí 8 cách phòng bệnh tai mũi họng mùa nắng nóng hiệu quả 2
Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và rửa tay sạch sẽ để phòng bệnh tai mũi họng

Khi chọn khẩu trang, cần lựa chọn loại vừa vặn với khuôn mặt và đeo, tháo đúng cách. Khẩu trang y tế chỉ nên đeo một lần và vứt bỏ sau sử dụng. Khẩu trang vải chưa giặt sạch cần đặt vào túi và bọc kín.

Bảo vệ tai đúng cách khi đi bơi

Nhiều người thường thích đi bơi để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhưng không chú ý bảo vệ tai đúng cách. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm tai và có thể gây biến chứng như viêm tai giữa và thủng màng nhĩ. Để tránh tình trạng này, khi đi bơi cần đeo nút tai, giữ tai sạch và khô sau khi ra khỏi nước cũng như chú ý vệ sinh ráy tai đúng cách.

Hơn nữa, cần hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt để tránh bị say nắng, say nóng, cảm sốt và các bệnh hô hấp khác.

Trên đây là một số biện pháp phòng bệnh tai mũi họng mùa nắng nóng hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và chủ động hơn trong việc phòng ngừa nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm