Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Bật mí các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Thừa cân béo phì đang là một trong vấn đề ở mức báo động của xã hội đối với nhóm đối tượng là trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra một loạt các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… Chính vì thế, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì là rất cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nêu trên.

Theo thống kê, tình trạng trẻ em bị thừa cân, béo phì đang có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm được các biện pháp chăm sóc, điều chỉnh giúp trẻ béo phì nhằm giảm cân nặng một cách khoa học và phát triển được tốt nhất. Trước khi tìm hiểu về các biện pháp này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về phương pháp xác định béo phì ở trẻ em và nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì bạn nhé.

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng béo phì và phương pháp xác định béo phì ở trẻ em

Béo phì là tình trạng dư thừa và tích tụ chất béo trong cơ thể quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo thống kê, tỷ lệ người gặp phải tình trạng béo phì ngày một gia tăng hiện nay và tình trạng này cũng là vấn đề đáng báo động ở nhóm đối tượng là trẻ em.

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ bị béo phì có thể kể đến như:

  • Mỡ tích tụ nhiều trên cơ thể, chủ yếu ở vùng cằm, ngực, bụng, cánh tay và đùi…
  • Trẻ ì ạch, chậm chạp, vận động khó khăn do cơ thể nặng nề.
  • Trẻ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn, ăn nhiều với lượng thức ăn tiêu thụ ở mỗi bữa lớn. Ngoài ra, trẻ luôn thấy thèm đồ ngọt, bánh kẹo và đồ ăn nhanh.
  • Trẻ ít ăn rau, thậm chí là không chịu ăn rau.
Bật mí các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết 1
Béo phì đang là vấn đề nan giải và đáng báo động ở trẻ em hiện nay

Béo phì được đánh giá dựa trên chỉ số Body Mass Index, viết tắt là BMI. Hiểu một cách đơn giản, BMI là chỉ số khối lượng cơ thể được tính toán dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao. Ở trẻ em, chỉ số BMI có thể thay đổi theo độ tuổi bởi chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ thay đổi nhanh chóng khi trẻ ngày một lớn hơn. Ngoài ra, chỉ số này còn có thể thay đổi theo sắc tộc và giới tính.

Cách tính chỉ số BMI: BMI = P/H^2, trong đó:

  • P là trọng lượng cơ thể tính theo đơn vị kg.
  • H là chiều cao của trẻ tình theo đơn vị mét.

Để đưa ra được kết quả chuẩn xác đòi hỏi độ chính xác của kết quả đo chiều dài và cân nặng của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì

Để có thể đưa ra được biện pháp chăm sóc trẻ béo phì phù hợp, điều quan trọng nhất là xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trên thực tế, béo phì ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp đều liên quan đến các yếu tố như:

Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng và thói quen lười vận động

Thực tế cho thấy, có 60 - 80% trường hợp trẻ em bị béo phì là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và thiếu khoa học. Việc mất cân bằng trong dinh dưỡng, trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo (như đồ chiên rán, đồ xào hay thực ăn nhanh) và chất bột đường (như uống nhiều đồ ngọt, ăn nhiều bánh ngọt…) cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Bên cạnh đó, quan điểm ăn càng nhiều càng tốt cho nhiều bậc cha mẹ khiến trẻ bổ sung quá mức cần thiết của cơ thể cũng dẫn đến tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng và năng lượng. Chất dinh dưỡng và năng lượng dư thừa này sẽ chuyển hóa thành mỡ, tích tụ tại các cơ quan trong cơ thể như nội tạng, bụng, mặt…

Trẻ có nguy cơ bị béo phì cao hơn khi kết hợp những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng và thói quen lười vận động.

Bật mí các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết 2
Những sai lầm trong thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị béo phì

Do di truyền

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì ở trẻ có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, trẻ sinh ra trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị, em… bị béo phì thì nguy cơ mắc béo phì sẽ cao hơn so với những trẻ khác. Ngoài ra, các thống kê còn cho thấy nguy cơ béo phì của trẻ tăng 50% nếu trẻ có bố hoặc mẹ bị béo phì và nguy cơ này có thể tăng lên đến 80% nếu cả bố mẹ đều bị.

Ảnh hưởng của tâm lý

Trẻ thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, stress, bị tổn thương tâm lý… được chứng minh là có nguy cơ mắc béo phì cao gấp 4 - 8 lần so với trẻ bình thường. Nguyên nhân là do khi trẻ bị tổn thương tâm lý, áp lực, căng thẳng, trẻ thường có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt. Điều này làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Biện pháp chăm sóc trẻ béo phì

Sau khi xác định được nguyên nhân gây béo phì ở trẻ, bác sĩ sẽ thiết lập mục tiêu cân nặng khỏe mạnh tổng thể và lên kế hoạch cũng như đưa ra các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả trong chăm sóc, các bậc cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ.

Các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì có thể kể đến như:

Tạo động lực và đặt mục tiêu cho trẻ giảm cân

Động lực để giảm cân chính là chìa khóa của sự thành công. Thành công sẽ rất khó đạt được nếu như trẻ không có động lực muốn giảm cân và chịu trách nhiệm về thói quen ăn uống cũng như tập luyện.

Thực tế cho thấy, những trường hợp trẻ bị bố mẹ buộc đi khám và buộc giảm cân rất hiếm khi có động lực giảm cân và thường không tự giác thực hiện chế độ ăn và tập luyện. Điều này sẽ rất khó để giảm cân thành công. Do vậy mà cha mẹ cần tạo động lực cho trẻ về việc giảm cân. Để làm được điều này, cha mẹ cần nói chuyện, khuyến khích, động viên và đồng hành cùng trẻ.

Về mục tiêu giảm cân, cha mẹ cần đặt ra một mục tiêu phù hợp, mục tiêu nên là giảm từng bước nhỏ để trẻ không cảm thấy bị nản và không quá sức. Theo các chuyên gia, mục tiêu giảm cân nên xuất phát từ 0,5 đến 2 kg/tháng.

Bật mí các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết 3
Cha mẹ cần khuyến khích động viên trẻ để trẻ có động lực giảm cân

Thực hiện chế độ ăn khoa học để giảm cân

Chế độ ăn khoa học, lành mạnh kết hợp với luyện tập phù hợp có thể giúp trẻ giảm cân hiệu quả. Theo đó, chế độ ăn cho trẻ béo phì cần được thiết lập sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Trong nhiều trường hợp, cần phải có sự tham gia của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bữa ăn của trẻ cần được đảm bảo lành mạnh với 30% năng lượng hoặc ít hơn 30% từ chất béo. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hạn chế tối đa việc cho trẻ sử dụng các thức uống ngọt hay các thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng lớn, cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn, ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh trẻ có cảm giác đói.

Thực hiện chế độ tập luyện phù hợp

Vận động về mặt thể lực là việc làm vô cùng cần thiết để có thể giảm cân thành công và phân bổ lại mỡ trong cơ thể. Thực tế cho thấy, tập luyện thể lực đều đặn hay vận động thể lực tăng dần là một phần thường được lồng ghép vào chương trình giảm cân.

Ban đầu, cha mẹ nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng và hợp lý để trẻ không cảm thấy bị nản lòng đồng thời tạo cảm hứng cho trẻ trong việc tập luyện. Khi trẻ đã quen dần, tăng dần chế độ tập luyện lên.

Bật mí các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết 4
Thực hiện chế độ tập luyện phù hợp là một trong những biện pháp chăm sóc trẻ béo phì

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tình trạng béo phì ở trẻ em và các biện pháp chăm sóc trẻ béo phì mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này. Cảm ơn bạn đã dõi theo các bài viết sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm: 8 giải pháp hiệu quả cho trẻ chậm tăng cân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Văn My

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội.

Xem thêm thông tin