Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhân tố di truyền là gì và có ý nghĩa như thế nào trong lĩnh vực y học? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin quan trọng về nhân tố di truyền, các phương pháp giải mã nhân tố di truyền và ý nghĩa của chúng.
Nhân tố di truyền là một khái niệm rất phổ biến trong y học. Việc nghiên cứu, phân tích yếu tố di truyền sẽ giúp các bác sĩ phát hiện nhiều vấn đề về sức khỏe và quá trình phát triển của cơ thể con người. Tuy nhiên, đây là phạm trù khá phức tạp nên không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về yếu tố di truyền. Giải mã yếu tố di truyền cũng là vấn đề được quan tâm để chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Cùng Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nhân tố di truyền còn gọi là gen di truyền. Mỗi gen là một đoạn xác định của ADN, chứa tất cả thông tin cần thiết cho quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của cơ thể. Có thể hiểu yếu tố di truyền là một đơn vị cơ bản của quá trình di truyền. Nói cách khác, gen chính là đơn vị định hình các đặc điểm di truyền về chiều cao, màu mắt, màu da, tình trạng sức khỏe và các thuộc tính khác.
Theo các nghiên cứu y khoa, cơ thể của một người khỏe mạnh bình thường chứa khoảng 20.000 - 23.000 gen. Chúng kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình di truyền. Gen được tạo thành từ các ADN, lưu trữ trong bộ nhiễm sắc thể. Mỗi một cơ thể người gồm 46 nhiễm sắc thể ghép thành 23 cặp. Mỗi cặp gồm 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố và 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.
Trong 23 bộ nhiễm sắc thể của người thì có 22 cặp tự do và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Các cặp nhiễm sắc thể tự do tương đồng về vị trí, hình dạng, kích thước và số lượng gen. Cặp nhiễm sắc thể giới tính sẽ quy định giới tính của một người, XX là nữ và XY là nam. Bộ gen của mỗi người được thừa kế từ nhân tố di truyền của bố mẹ và có thể xuất hiện các biến thể gen khác nhau.
Nhân tế bào chứa các thông tin di truyền ADN, trở thành trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Trong điều kiện tự nhiên, ADN có dạng chuỗi xoắn kép liên kết với protein histon. Mỗi chuỗi hoạt động như một khuôn để nhân đôi ADN hay còn gọi là quá trình tổng hợp ADN. Quá trình này sẽ tạo ra 2 phân tử ADN giống nhau gần như hoàn toàn. Đây là nguyên lý tạo nên bản sao của gen và di truyền cho đời sau.
Chuỗi nucleotide trong phân tử ADN có thể được phiên mã và dịch mã để hình thành chuỗi polypeptide. Từ đó, các protein quyết định đến đặc điểm của cơ thể mỗi người sẽ được hình thành. Protein thực hiện các chức năng thiết yếu của tế bào. Một sự thay đổi dù là rất nhỏ ở ADN cũng có thể làm thay đổi cấu trúc và chứng năng của protein. Điều này gây ra tình trạng đột biến gen hay còn gọi là biến dị di truyền.
Nhân tố di truyền được mã hóa dưới dạng sắp xếp của 4 loại nucleotide là: Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G), Cytosine (C). Chúng liên kết với nhau theo một trình tự nhất định. Trình tự của các nucleotide trong phân tử ADN được gọi là mã di truyền. Việc giải mã gen di truyền sẽ tìm ra được trình tự của các nucleotide, từ đó sẽ xác định được đặc điểm di truyền hoặc rối loạn di truyền.
Theo nghiên cứu về di truyền học, con thừa hưởng 50% bộ gen của mẹ và 50% bộ gen của bố. Điều này có nghĩa rằng con cháu sẽ thừa hưởng tính cách, đặc điểm thể chất hoặc các bệnh di truyền từ ông bà, bố mẹ. Dưới đây là một số yếu tố di truyền thường gặp nhất từ bố mẹ sang con.
Điểm giống nhau dễ nhìn thấy nhất giữa các con và bố mẹ và diện mạo bên ngoài. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có 8 đặc điểm về ngoại hình mà bố mẹ chắc chắn di truyền sang con.
Nhiều người vẫn chưa biết trí thông minh có do di truyền không? Theo nghiên cứu, tỷ lệ di truyền trí thông minh từ bố mẹ sang con là 50%, trong đó chủ yếu thừa hưởng từ người mẹ. Bởi nhân tố trí tuệ chủ yếu tập trung ở nhiễm sắc thể X. Cấu trúc gen của người mẹ có 2 nhiễm sắc thể X (XX), còn bố chỉ có 1 nhiễm sắc thể X (XY). Nếu cả bố và mẹ có chỉ số thông minh cao, con sinh ra cũng có xu hướng thông minh hơn những đứa trẻ có bố mẹ bình thường.
Tính cách của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng từ môi trường sống, cách giáo dục mà còn thừa hưởng từ nhân tố di truyền. Theo nghiên cứu, một số một số gen quyết định tính cách của trẻ có thể tương đồng với bố mẹ như là:
Năng khiếu có tính di truyền và các nhà khoa học có thể giải mã gen để khám phá năng khiếu bẩm sinh của trẻ. Năng khiếu được bắt nguồn từ tiềm năng tiềm ẩn của mỗi người. Đó có thể là tiềm năng về âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, toán học,… Theo nghiên cứu về gen di truyền, khi cả bố và mẹ hoặc một trong hai người có tiềm năng nào đó thì tỷ lệ con thừa hưởng là 75 - 95%.
Một số bệnh tật ở bố mẹ có thể di truyền sang con. Trong đó có các bệnh di truyền thường gặp nhất là về ung thư, tim mạch, Alzheimer, tan máu bẩm sinh,… Có khoảng 20 loại ung thư có tính di truyền từ gia đình, mạnh nhất là các gen di truyền ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Bệnh di truyền từ gen không thể phòng ngừa nhưng có thể được tầm soát để điều trị kịp thời.
Bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về nhân tố di truyền là gì. Các bác sĩ sẽ dựa vào phương pháp giải trình tự gen để phân tích yếu tố di truyền, xác định đột biến gen hoặc bệnh di truyền. Xét nghiệm phân tích gen là việc làm cần thiết đối với những ai có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền. Phụ nữ mang thai cũng nên làm các xét nghiệm gen quan trọng để sàng lọc dị tật thai nhi.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.