Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bầu ăn mì cay được không? Ăn nhiều mì cay có tốt không?

Ngày 08/02/2023
Kích thước chữ

Mì cay là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Song, khi mang thai, mẹ bầu cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như ăn uống. Vậy bầu ăn mì cay được không? Ăn nhiều mì cay có tốt không?

Bầu ăn mì cay được không? Đây đang là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là hội chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bầu ăn mì cay được không?

Để trả lời được câu hỏi bầu ăn mì cay được không, bạn cần nắm được thành phần có trong 1 gói mì cay. Cũng giống như các gói mì khác, thành phần chủ yếu có trong mì cay bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất tạo ngọt, chất bảo quản… thêm vào đó, thành phần chính không thể thiếu giúp tạo nên vị cay đặc trưng của mì cay đó là hợp chất capsaicin.

Hợp chất capsaicin có đặc tính tan trong mỡ và cồn nhưng không tan trong nước. Hợp chất này có tác dụng cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy, giảm mỡ nhanh chóng… Tuy nhiên, do tính cay nóng vốn có mà capsaicin có thể gây khó chịu, thậm chí là dị ứng đối với những người không ăn được cay hoặc dễ mẫn cảm.

Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn mì cay được không? Ăn nhiều mì cay có tốt không? 1 Bầu ăn mì cay được không?

Vậy bầu ăn mì cay được không? Trên thực tế, với những mẹ bầu thường xuyên ăn cay thì việc ăn mì cay khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng quá nhiều đến mẹ bầu và thai nhi. Hay thậm chí, khi mang thai, mẹ bầu đột nhiên thèm ăn cay thì việc sử dụng một chút gia vị cay nóng cũng không cây nguy hại đến sức khỏe mẹ bầu.

Các chuyên gia khẳng định: Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mì cay nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên bởi món ăn này ngoài vị cay nóng thì còn chứa hàm lượng khá lớn các chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. 

Đối với những trường hợp mẹ bầu có các vấn đề như mỡ máu cao, tăng huyết áp, cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng, nóng trong hoặc các bệnh lý về dạ dày thì không nên ăn mì cay. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn mì cay được không? Ăn nhiều mì cay có tốt không? 2 Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mì cay

Lợi ích của mì cay đối với mẹ bầu

Có thể thấy rằng, trong quá trình mang thai, việc mẹ bầu ăn mì cay có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Cụ thể:

  • Nhờ sự có mặt của hợp chất capsaicin, ăn mì cay đúng cách sẽ giúp mẹ bầu hỗ trợ đốt cháy chất béo đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu. Điều này rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
  • Khi mang thai, nồng độ LDL và HDL ở mẹ bầu tăng, ăn mì cay có thể giúp mẹ bầu tăng nồng độ HDL trong máu đồng thời đào thải LDL ra khỏi cơ thể từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Mì cay giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Hợp chất capsaicin có trong mì cay cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch tiêu hóa, chống lại các vi khuẩn gây hại cho đường ruột đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn mì cay được không? Ăn nhiều mì cay có tốt không? 3 Mì cay giúp hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu

Tác dụng phụ mẹ bầu có thể gặp phải khi ăn nhiều mì cay

Bầu ăn mì cay được không? Câu trả lời là được mẹ nhé. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều mì cay có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu: Mẹ bầu ăn quá nhiều mì cay có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như tăng chứng ợ hơi ợ nóng, trào ngược dạ dày ở cuối thai kỳ, đặc biệt là làm cho tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn.
  • Ăn nhiều mì cay có thể khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm, dễ bị sảy thai, thai chết lưu từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
  • Thành phần chủ yếu của mì cay bao gồm muối, tinh bột, gia vị và bột ngọt. Thêm vào đó, trong mì cay không có đủ vitamin, khoáng chất cũng như protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Điều này khiến cả mẹ bầu và thai nhi thiếu hụt các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe trong thai kỳ.
  • Mì cay có chứa một hàm lượng muối tương đối lớn. Việc ăn nhiều mì cay có thể tăng nguy cơ bà bầu mắc huyết áp cao, đặc biệt, nếu hấp thụ một lượng lớn muối trong thời gian ngắn và liên tục sẽ khiến thai nhi chậm phát triển.
  • Mì cay chứa rất nhiều các chất bảo quản cũng như phụ gia, không tốt cho sức khỏe, nhất là mẹ bầu. Các chất này có khả năng làm tăng sự phát triển của các tế bào ung thư. Ăn quá nhiều mì cay có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở mẹ bầu.
Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn mì cay được không? Ăn nhiều mì cay có tốt không? 4 Ăn nhiều mì cay có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ

Cách ăn mì cay đúng và an toàn

Bầu ăn mì cay được không? Với các thông tin trên chắc hẳn các mẹ đã có được cho mình câu trả lời. Tuy nhiên, bạn cần biết ăn mì cay đúng cách. Khi sử dụng mì cay, mẹ bầu cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Mẹ bầu cần ăn mì cay với một lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều trong một thời gian dài.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
  • Khi ăn mẹ bầu nên ăn kèm trứng, tôm hoặc thịt… Điều này sẽ giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn đồng thời bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
  • Ngoài ra, trong các bữa ăn, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và chất xơ từ nguồn rau xanh như giá đỗ, dưa chuột, cải cúc… giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón.
  • Các thực phẩm mẹ bầu sử dụng cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và nấu chín.
  • Khi chọn mua, mẹ bầu cần xem kỹ hạn sử dụng cũng như thành phần ghi trên bao bì, nên chọn các loại mì có mức độ cay thấp và lựa chọn mì của những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. 
  • Khi chế biến không nên bỏ toàn bộ gia vị của mì cay vào mà chỉ nên bỏ với một lượng vừa phải. Bỏ hết gia vị vào bát mì có thể làm giảm hiệu quả hấp thu các dưỡng chất khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề: Bầu ăn mì cay được không? Hy vọng, với những thông tin này, bạn đọc có thể hiểu hơn về lợi ích của mì cay đối với sức khỏe mẹ bầu, tác dụng phụ mẹ bầu có thể gặp phải khi ăn quá nhiều mì cay cũng như cách ăn mì cay đúng và an toàn. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! 

Xem thêm: Mì cay bao nhiêu calo

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin