Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa?

Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bé 10 tháng tuổi thường đã có thể bắt đầu ăn cơm và tham gia vào bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, bé 10 tháng ăn cơm được chưa là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Việc chọn thời điểm thích hợp cho trẻ ăn cơm đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu cho trẻ ăn cơm quá sớm hoặc quá trễ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xương hàm, khả năng nhai và hoạt động của hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy bé 10 tháng ăn cơm được chưa?

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa?

Câu hỏi bé 10 tháng ăn cơm được chưa là điều mà nhiều mẹ bỉm mới có con muốn biết. Trong giai đoạn 10 tháng tuổi, bé thường mọc khoảng 6 - 8 răng sữa trên và dưới. Tuy nhiên, răng sữa của bé vẫn còn yếu và không đủ sức để nhai thức ăn cứng. Hơn nữa, hệ tiêu hóa và dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, không thích nghi tốt với cơm nguyên hạt. Điều này giải thích vì sao bé thường sặc khi ăn cơm.

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa và cần lưu ý gì? 1
Bé 10 tháng tuổi chưa thể ăn cơm mà chỉ ăn được cháo bột hay cháo xay

Vậy bé 10 tháng ăn cơm được chưa? Trên thực tế, khi trẻ ở giai đoạn này thì sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chủ yếu cho bé. Ăn dặm là bữa ăn bổ sung nhằm cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ không nhất thiết phải cho con ăn cơm, chỉ nên cho bé ăn những thức ăn dạng sệt và loãng như cháo bột, cháo xay.

Theo các bác sĩ nhi khoa chuyên về dinh dưỡng, đối với trẻ 10 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé tiếp xúc với thức ăn nhẹ, mềm và lỏng trước, sau đó dần dần tăng độ đặc. Hãy từ từ cho bé làm quen với cơm dẻo và mềm, có thể nghiền nhuyễn để giúp bé nhai và giảm ngứa nướu trong giai đoạn mọc răng.

Bé ở độ tuổi nào bắt đầu được ăn cơm?

Theo một nghiên cứu, khi trẻ đạt đến 19 tháng tuổi và có khoảng 14 - 16 chiếc răng sữa thì mới nên bắt đầu cho con làm quen với cơm nát, mềm và dẻo. Khi trẻ đạt 24 tháng tuổi và đã mọc đủ 20 chiếc răng sữa thì mới nên cho con thử cơm mềm. Ngoài ra, bên cạnh tuổi của trẻ, có một số tiêu chí quan trọng mà các bậc phụ huynh cần chú ý, bao gồm:

  • Trẻ có thể tự ngồi thẳng mà không cần sự trợ giúp của người lớn;
  • Trẻ biết cầm nắm thức ăn và ăn một cách thành thạo;
  • Trẻ biết gọi khi đói và thè lưỡi ra khi có thức ăn;
  • Trẻ biết cách nhai thức ăn nhuyễn trước khi nuốt.

Khi trẻ đáp ứng tối thiểu các tiêu chí này thì mẹ mới nên cho trẻ làm quen với cơm. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng đối với những trẻ sinh non, trẻ thiếu tháng hoặc có cơ địa yếu, việc cho trẻ ăn cơm nên được trì hoãn so với các trẻ khác.

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa và cần lưu ý gì? 2
Phụ huynh nên chờ bé mọc đủ răng sữa mới cho bé ăn cơm

Hơn nữa, để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ dưỡng chất cần thiết, vào giai đoạn 10 tháng tuổi, mẹ cũng nên bổ sung sữa công thức phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Sữa dành cho trẻ 10 tháng tuổi được sản xuất để đáp ứng nhu cầu cơ thể và trí lực của trẻ trong giai đoạn này, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Bé 10 tháng tuổi ăn được những gì?

Những thực phẩm mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ 10 tháng tuổi: Trái cây, ngũ cốc, rau, sữa chua không đường, thịt, phô mai, thịt, gia cầm và cá được nấu chín kỹ, lòng đỏ trứng,... Cha mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm ở các nhóm khác nhau, đặc biệt là trái cây và rau củ. 

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự bốc hoặc xúc đồ ăn. Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc con bạn làm rơi đồ ăn ra nhà, việc bốc hoặc tự xúc ăn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng phối hợp tay và miệng cho trẻ.

Trong độ tuổi này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ. Bé 10 tháng nên có từ 3 - 4 bữa sữa mỗi ngày. Bé nên uống ít nhất 700 đến 950 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi 24 tiếng.

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa? 3
Khi trẻ được 10 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức

Những lưu ý khi cho trẻ 10 tháng ăn dặm

Nhiều cha mẹ cố gắng lựa chọn và kết hợp thực phẩm đa dạng để tạo ra các thực đơn ăn dặm phong phú, thường xuyên đổi món cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn biếng ăn, không hào hứng với bữa ăn, dẫn đến tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Để thực hiện ăn dặm cho trẻ một cách hợp lý nhất, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp trẻ ăn dặm theo đúng cách khoa học.

Các lưu ý cần tránh khi thực hiện cho trẻ ăn dặm bao gồm:

  • Khi thực hiện cho trẻ ăn dặm cha mẹ vẫn duy trì cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm bằng ngũ cốc để giúp cho trẻ dễ tiêu hoá hơn.
  • Cha mẹ nên tránh cho trẻ uống sữa bò và mật ong, bởi vì mật ong được xếp vào loại thực phẩm dễ gây dị ứng và không an toàn khi cho trẻ sử dụng
  • Cha mẹ nên nấu chín thức ăn và điều chỉnh độ đặc, miếng thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Nên tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ giấc.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
  • Cha mẹ không nên ép và nóng vội để giúp trẻ làm quen.
  • Cha mẹ nên tìm hiểu về những món ăn có thể gây nên tình trạng dị ứng thực phẩm.
  • Cha mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn quá nóng.

Ngoài ra, khi bé đang ăn, các bậc phụ huynh cần ở bên cạnh và quan sát kỹ lưỡng suốt thời gian, nhằm phát hiện ngay những điều bất thường để có thể can thiệp kịp thời.

Bé 10 tháng ăn cơm được chưa và cần lưu ý gì? 3
Có thể tập cho trẻ quen dần với việc ăn cơm và nhai như cơm nhão tán nhuyễn, cơm nát sau đó mới đến cơm thường

Vậy bé 10 tháng ăn cơm được chưa? Theo các chuyên gia khuyên rằng, nên đợi trẻ mọc răng hàm đầy đủ giúp nghiền nát thức ăn hiệu quả, nhưng tốt nhất là khi trẻ đủ 20 chiếc răng. Vì vậy, thời điểm cho trẻ ăn cơm phù hợp nhất khi trẻ lên 2 tuổi. Tuy nhiên, mỗi bé là mỗi cá thể riêng biệt, vì vậy việc cho bé ăn cơm phải được điều chỉnh dựa trên nhu cầu và khả năng của bé. Trước khi quyết định cho bé ăn cơm, phụ huynh hãy lắng nghe cơ thể và tình trạng sức khỏe của bé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm