Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bé ho đờm nhiều phải làm sao? Cách xử trí ho đờm hiệu quả mà cha mẹ nên biết

Ngày 30/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ho đờm là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hay khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tình trạng này có thể khiến bé khó chịu, chán ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn trạng. Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng bé ho đờm nhiều phải làm sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách xử trí hiện tượng ho đờm ở trẻ nhé!

Vậy bé ho đờm nhiều phải làm sao? Trẻ em thường dễ gặp phải tình trạng ho đờm do dị ứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc do môi trường ô nhiễm. Có nhiều cách mà cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà giúp trẻ dễ chịu hơn như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thay đổi tư thế ngủ của trẻ hay sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.

Dấu hiệu ho đờm ở trẻ

Trẻ em thường có sức đề kháng yếu hơn người lớn nên dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ ngoài môi trường. Điều này khiến đường hô hấp trên của trẻ bị kích ứng và tiết nhiều đờm dãi. Hiện tượng tiết đờm là cơ chế sinh lý giúp niêm mạc khí quản bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh.

Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài, niêm mạc tiết quá nhiều đờm khiến trẻ bị khó chịu, có thể gây khó thở và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của trẻ. Nhiều cha mẹ băn khoăn rằng bé bị ho đờm nhiều phải làm sao?

Nguyên nhân gây ho đờm 

Ho đờm là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị ho đờm là do nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi hay cảm lạnh thông thường. Các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nhiễm trùng trong đường hô hấp có thể kích thích sản xuất đờm và gây bị ho.
  • Dị ứng: Bé có thể phản ứng với các chất kích thích hoặc dị ứng gây ho như bụi mịn, phấn hoa, hóa chất trong môi trường, lông chó... Các phản ứng dị ứng này có thể kích thích đường hô hấp, gây tình trạng ho đờm.
  • Khói thuốc lá: Nếu bé tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá có thể kích thích đường hô hấp, khiến khí quản bị viêm sưng và tiết đờm.

Tuy ho đờm thường là triệu chứng biểu hiện trong thời gian ngắn và không gây nguy hiểm trực tiếp cho bé, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vậy bé ho đờm nhiều phải làm sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé!

Bé ho đờm nhiều phải làm sao? Cách xử trí ho đờm hiệu quả mà cha mẹ nên biết 1
Ho đờm có thể gây ra do nhiễm trùng đường hô hấp

Bé ho đờm nhiều phải làm sao?

Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Bé ho đờm nhiều phải làm sao là điều khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý là một phương pháp đơn giản và an toàn giúp làm sạch và giảm tắc nghẽn đường mũi và hầu họng của trẻ. Cách này giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng trong đường hô hấp, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn và giảm triệu chứng ho đờm.

Để rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Sử dụng một ống nhỏ, mềm và dẻo hoặc thiết bị rửa mũi có sẵn trên thị trường. Đảm bảo thiết bị được làm sạch và khô ráo trước khi sử dụng cho trẻ.
  • Đặt bé ở tư thế nghiêng đầu về phía một bên.
  • Nhỏ từ từ dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, nhẹ nhàng nhấn vào ống nhỏ hoặc thiết bị rửa mũi để nước muối vào mũi bé. Khi nước muối đi qua, bạn có thể nhìn thấy nước muối chảy ra từ mũi kia hoặc từ họng của trẻ. Đợi vài giây để dung dịch làm mềm chất nhầy ứ đọng và trôi ra ngoài.
  • Dùng một khăn mềm để lau sạch mũi và miệng cho bé.

Biện pháp này có thể được thực hiện một hoặc hai lần mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng ho đờm của bé.

Bé ho đờm nhiều phải làm sao? Cách xử trí ho đờm hiệu quả mà cha mẹ nên biết 2
Nhiều ba mẹ thắc mắc bé ho đờm nhiều phải làm sao

Cho bé uống nhiều nước

Cho bé uống nhiều nước là biện pháp hỗ trợ xử trí tình trạng ho đờm ở trẻ em đơn giản nhưng hiệu quả. Khi bé uống đủ nước, đường hô hấp cũng như niêm mạc trong mũi và họng sẽ được giữ ẩm, giúp làm mềm đờm và làm giảm triệu chứng ho đờm.

Bên cạnh đó, việc uống đủ nước giúp làm mỏng và loại bỏ đờm từ đường hô hấp của bé. Đồng thời, nước cũng có tác dụng làm giảm tình trạng khô niêm mạc mũi, giúp giảm kích thích biểu mô đường hô hấp.

Đây là biện pháp đơn giản và an toàn, có thể áp dụng cho trẻ em ở mọi độ tuổi. Bạn có thể khuyến khích bé uống nước thông qua các biện pháp sau:

  • Cho bé uống nước thông qua bình sữa, ống hút hoặc đút từng thìa nước cho trẻ.
  • Đặt nước trong bình sữa, ly nước hoặc chai nước ở gần nơi bé thường chơi hoặc nghỉ ngơi, đảm bảo trẻ luôn có nước uống khi khát.
  • Ngoài nước uống thông thường, cha mẹ cũng có thể cho bé uống nước trái cây tươi, nước ép hoa quả hoặc sinh tố. Điều này không chỉ giúp trẻ bổ sung nước mà còn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bé ho đờm nhiều phải làm sao? Cách xử trí ho đờm hiệu quả mà cha mẹ nên biết 3
Cung cấp đủ nước cho trẻ giúp giảm kích thích niêm mạc họng

Điều chỉnh tư thế ngủ

Điều chỉnh tư thế ngủ đúng sẽ khiến trẻ giảm tình trạng ho đờm cũng như giúp bé có một giấc ngủ ngon hơn. Khi trẻ bị ho đờm, có thể nâng cao đầu cho bé. Đặt gối hỗ trợ phía sau để nâng cao đầu bé khi ngủ. Điều này giúp giảm tắc nghẽn đường thở và giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, tránh đặt bé nằm ngửa trong khi ngủ, vì điều này có thể làm tăng tình trạng tắc nghẽn và gây khó thở cho trẻ khi ngủ.

Ngoài ra, đảm bảo không gian ngủ của bé thông thoáng và trong lành. Hạn chế đặt đồ chơi hoặc các vật dụng khác trong giường bé. Kết hợp với môi trường yên tĩnh và thư giãn sẽ giúp bé nghỉ ngơi tốt hơn.

Bé ho đờm nhiều phải làm sao? Cách xử trí ho đờm hiệu quả mà cha mẹ nên biết 4
Đặt bé ngủ cao đầu giúp giảm tình trạng ứ đọng đờm trong cổ họng

Sử dụng máy làm ẩm không khí

Khi trả lời cho câu hỏi bé ho đờm nhiều phải làm sao không thể không nhắc tới tác dụng của máy tạo độ ẩm không khí. Độ ẩm thích hợp trong không khí có thể làm dịu niêm mạc đường hô hấp của trẻ, đồng thời giúp làm mềm đờm và giảm triệu chứng ho.

Khi sử dụng máy tạo độ ẩm, nước sẽ thành hơi nước và giải phóng vào không khí xung quanh. Điều này tạo ra một môi trường có độ ẩm cao, giúp giảm tình trạng khô mũi và họng, làm mềm đờm và giảm hiện tượng tắc nghẽn trong đường hô hấp của trẻ.

Đầu tiên, đặt máy tạo độ ẩm ở một nơi phù hợp trong phòng ngủ của trẻ. Đảm bảo đặt máy ở khoảng cách an toàn để trẻ không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước hoặc điện.

Đổ nước vào bình chứa của máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng nước sạch hoặc nước đã được lọc qua máy. Bật máy và điều chỉnh cài đặt độ ẩm mong muốn. Một số máy có thể cung cấp các tùy chọn cài đặt khác nhau theo từng đối tượng sử dụng.

Ngoài ra, đảm bảo vệ sinh và bảo trì máy đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này bao gồm việc làm sạch và thay nước thường xuyên để tránh sự phát triển và lây lan của vi khuẩn hay nấm.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bé ho đờm nhiều phải làm sao?”. Hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về chủ đề trên. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết về nhiều chủ đề đa dạng trên trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: Trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi? Cách giúp trẻ giảm tình trạng ho có đờm

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm