Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, chậm nói là tình trạng thường gặp ở rất nhiều trẻ em. Điều này khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng liệu trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không. Để có câu trả lời cho vấn đề này, đồng thời tìm hiểu rõ hơn về tình trạng chậm nói và chứng tự kỷ ở trẻ, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Trên thực tế, trẻ tự kỷ thường gặp phải rất nhiều rào cản về mặt ngôn ngữ. Do đó, trẻ thường khó giao tiếp tự nhiên so với những đứa trẻ bình thường. Cũng vì thế mà “Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không?” là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không. Từ đó, tìm ra phương pháp đồng hành cùng trẻ sao cho phù hợp nhất nhé!
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không? Chậm nói là một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải trẻ chậm nói nào cũng bị tự kỷ hoặc gặp phải các vấn đề về tâm lý.
Theo đó, trẻ chậm nói được hiểu là trẻ chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ một chút. Mặc dù vậy, trẻ vẫn có khả năng nghe, nói và tương tác một cách bình thường với những người xung quanh. Điều này thể hiện ở chỗ, khi được yêu cầu làm một việc gì đó, trẻ vẫn làm nhưng không đáp lại bằng lời nói. Thay vào đó, trẻ có xu hướng tương tác thông qua ánh mắt hoặc hành động.
Trong khi đó, trẻ tự kỷ thường không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, ngay cả với người ngồi đối diện. Trẻ có xu hướng thu mình lại nên mặc dù có thể nghe thấy người khác nói, nhưng không thể hiện bất kỳ phản ứng nào, thậm chí không cả liếc nhìn.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng tự kỷ. Theo đó, họ cho rằng tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ được nghi ngờ là có thể dẫn đến bệnh tự kỷ:
Nếu trong gia đình có người mắc chứng bệnh về rối loạn tâm thần hoặc chậm phát triển trí tuệ thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh tự kỷ kèm theo triệu chứng chậm nói. Đặc biệt, tình trạng này lại càng phổ biến ở những cặp sinh đôi cùng trứng. Lúc này, bé trai sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ cao hơn nhiều so với bé gái.
Mẹ bầu lớn tuổi hoặc mắc phải một số bệnh lý trong quá trình mang thai như: Tiểu đường, viêm gan, nhiễm độc thai nghén,... chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Đây chính là lý do khiến cho cấu trúc não bộ của thai nhi phát triển không bình thường.
Tình trạng căng thẳng, lạm dụng thuốc của người mẹ trong thời gian mang thai có thể làm tăng tỷ lệ trẻ sinh ra bị tự kỷ, khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
Nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo hoặc không khí bị ô nhiễm,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu sống trong môi trường độc hại lâu ngày, trẻ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về tâm lý sau khi sinh ra, bao gồm bệnh tự kỷ.
Bên cạnh thắc mắc: “Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không?”, nhiều cha mẹ cũng vô cùng băn khoăn liệu trẻ tự kỷ có nói được không. Không chỉ bị hạn chế về ngôn ngữ, trẻ tự kỷ còn gặp phải nhiều khó khăn khi giao tiếp. Các dấu hiệu này lại càng trở nên rõ ràng hơn khi trẻ đạt 12 - 24 tháng tuổi. Cụ thể:
Bên cạnh đó, trẻ bị tự kỷ còn hay lặp đi lặp lại một động tác. Điều này là do trẻ bị giới hạn về ngôn ngữ.
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không đã được giải đáp. Trẻ chậm nói chưa chắc đã bị tự kỷ. Do đó, nếu phát hiện ra bé yêu của bạn có dấu hiệu bị chậm nói, bạn có thể áp dụng những phương pháp hỗ trợ con như sau:
Trên đây là câu trả lời chi tiết nhất cho thắc mắc: “Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã xác định được tình trạng của bé yêu để từ đó, xác định được phương pháp can thiệp phù hợp nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.