Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch tạng

Ngày 15/01/2023
Kích thước chữ

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu hay bệnh bạch tạng có nguy hiểm không là những câu hỏi thắc mắc đầy lo lắng của những người hoặc những ai có người thân đang mắc phải căn bệnh hiếm gặp này muốn biết tình trạng của người mắc bệnh.

Bệnh bạch tạng là một căn bệnh rối loạn di truyền, có khả năng gặp ở cả con người và động thực vật, khiến cơ thể mất đi các tế bào sắc tố làm da, tóc và mắt trở nên trắng bạch, không màu, nhợt nhạt. Bên cạnh nỗi lo lắng về căn bệnh thì bệnh nhân thường phải chịu nhiều ánh mắt tò mò, hiếu kỳ của những người xung quanh, hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi bệnh bạch tạng sống được bao lâu,… Và cùng đồng cảm với người mắc bệnh hơn nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch tạng

Trước khi tìm hiểu bệnh bạch tạng sống được bao lâu thì mọi người nên tìm hiểu về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Khi các gen sản xuất hoặc phân phối sắc tố melamin xảy ra bất kỳ khiếm khuyết nào thì cơ thể sẽ không tự sản xuất hoặc giảm khả năng sản xuất melanin nhưng đây lại là chất đóng vai trò quan trọng để quyết định sắc tố của da, giúp ngăn ngừa các tia cực tím có hại.

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch tạng 1 Bệnh bạch tạng khi cơ thể không thể sản xuất và phân phối melanin

Từ đó các gen bị khiếm khuyết sẽ được truyền từ thế hệ F1 sang các thế hệ F2, cứ như vậy hệ căn bệnh rối loạn di truyền này sẽ truyền qua nhiều thế hệ.

Có bốn loại bạch tạng khác nhau và để biết được khi mắc bệnh bạch tạng sống được bao lâu thì cũng sẽ phụ thuộc vào việc người mắc bệnh thuộc nhóm bạch tạng nào, cụ thể:

  • Bạch tạng da – mắt: Là nhóm bệnh nghiêm trọng và phổ biến nhất, bệnh nhân không có sắc tố ở mắt, tóc và da.
  • Hội chứng Hermansky – Pudlak: Là căn bệnh bạch tạng ở da và mắt kèm theo nhiều rối loạn máu, ảnh hưởng đến tim, nhiều bệnh về phổi, thận và ruột.
  • Bạch tạng ở mắt: Nhóm hiếm gặp, ít phổ biến, người bệnh thường có màu mắt khác thường so với người bình thường như mắt đỏ, mắt xanh,… Nhưng da và tóc thì hoàn toàn bình thường.
  • Hội chứng Chediak – Higashi: Cũng thuộc nhóm bệnh bạch tạng về da – mắt nhưng sẽ kèm theo các vấn đề về hệ miễn dịch và hệ thần kinh.

Bệnh bạch tạng thường có đặc điểm gì?

Người mắc bệnh rối loạn di truyền rất dễ nhận biết nhờ vào các đặc điểm sau trên cơ thể như màu da, màu mắt và tóc, cụ thể như sau:

Khác thường về màu da

Màu da cũng là biểu hiện dễ nhận biết nhất của người mắc bệnh bạch tạng, màu da khác hẳn với người bình thường, cụ thể sẽ thường xuất hiện các đốm tàn nhang, dễ bị rám nắng, xuất hiện nhiều mục ruồi và đặc biệt là có màu trắng toát khi thiếu sắc tố melanin.

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch tạng 2 Da là đặc điểm dễ nhận biết nhất của bệnh bạch tạng

Khác thường về màu mắt và thị lực

Đặc điểm dễ nhận biết thứ hai đó là màu mắt và thị lực, tùy theo độ tuổi mà mắt của người bạch tạng sẽ có màu sắc đặc biệt khác nhau như màu xanh, màu đỏ,… Do thiếu sắc tố Melanin nên thị lực của người bệnh cũng rất kém, dễ bị tổn thương kèm theo một số tình trạng như:

Khác thường về màu tóc

Đặc điểm cuối cùng là màu tóc, tóc bệnh nhân mắc bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp này thường có màu trắng hoặc nâu bẩm sinh, sau đó sẽ bắt đầu sậm dần khi bước vào độ tuổi trưởng thành.

Trên đây là những đặc điểm dễ nhận biết với người bệnh bạch tạng có gen trội, còn các trường hợp gen lặn thì cần được theo dõi kỹ để kịp thời phát hiện bệnh bạch tạng ở trẻ.

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu?

Các nhóm bệnh bạch tạng hầu hết đều không có sự ảnh hưởng đến tuổi thọ người mắc bệnh, nhưng các hội chứng hiêm như Chediak-Higashi hay Hermansky-Pudlak có sự ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ cơ thể.

Mọi người không nên tập trung lo lắng về việc bệnh bạch tạng sống được bao lâu mà hãy lạc quan, sống vui vẻ, ăn uống khoa học tập thể dục để có một cuộc sống khỏe mạnh.

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch tạng 3 Người bệnh bạch tạng hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh để kéo dài tuổi thọ

Tuy nhiên có một lưu ý là người bạch tạng cần hạn chế các hoạt động ngoài trời, vì da và mắt rất nhạy cảm với ánh nắng, vì thế nếu được mọi người nên tập thể dục tại nhà để tránh tia cực tím từ mặt trời có thể gây ung thư da và giảm thị lực, đặc biệt là những người không có sắc tố melanin bảo vệ.

Bệnh bạch tạng có di truyền hay không?

Tuy bệnh bạch tạng không có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp giữa người với người những khi một người sinh ra mắc phải căn bệnh bạch tạng thì phần lớn các trường hợp người bệnh thừa hưởng gen gây bệnh từ cha hoặc mẹ.

Trong nhiều trường hợp phổ biến nhất của bệnh bạch tạng, phần lớn các trẻ em đều mang gen bệnh từ gen cả cha và mẹ. Ngay cả khi nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chỉ 25% nhưng cả cha và mẹ đều mang đột biến gen thì khả năng sau khi sinh trẻ vẫn mắc bệnh rất cao.

Thông tin trong bài viết trên hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các vấn đề xoay quanh căn bệnh bạch tạng hiếm gặp này như bệnh bạch tạng sống được bao lâu, bệnh có khả năng di truyền hay không và nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì,… Từ đó mọi người có thể thông cảm hơn với những người không may mắn mắc phải căn bệnh này, đừng tỏ ra xa lánh hay kỳ thị bất kỳ ai để họ cảm thấy được đồng cảm hơn.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin