Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Động kinh rung giật cơ là một tình trạng y tế phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sống hàng ngày của người bệnh. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ khám phá các khía cạnh của bệnh động kinh rung giật cơ, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết đến phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bệnh động kinh rung giật cơ xuất phát từ việc phát sinh điện cực đột ngột và không kiểm soát của một đoàn tế bào thần kinh não, do sự rối loạn chức năng trong hệ thần kinh trung ương. Cơn co giật cơ (Myoclonus) là tình trạng đột ngột và không tự chủ của cơ bắt nguồn từ một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này mời bạn đọc theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu sau đây.
Bệnh động kinh rung giật cơ còn được gọi là Myoclonus, là hiện tượng mà cơ hoặc một nhóm cơ trải qua những cơn co giật ngắn giống như một cơn sốc điện. Thông thường, mỗi cơn co giật chỉ kéo dài một hoặc hai giây và có thể xảy ra đơn lẻ hoặc lặp lại nhiều lần trong thời gian ngắn.
Trong bệnh lý động kinh, các cơn co giật cơ thường tạo ra những cử động bất thường đồng thời ở cả hai bên cơ thể. Myoclonus có thể xuất hiện trong nhiều hội chứng động kinh với các đặc điểm khác nhau:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh rung giật cơ, trong đó bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:
Chẩn đoán động kinh rung giật cơ dựa trên việc nhận diện các cơn giật cơ ngắn, lặp lại, có hoặc không đi kèm với mất ý thức, đồng thời thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định chính xác bệnh động kinh.
Các chẩn đoán phân biệt của động kinh rung giật cơ bao gồm co giật cơ, rối loạn vận động, bệnh thần kinh cơ hoặc các tình trạng thần kinh khác như bệnh đa xơ cứng.
Phác đồ điều trị bệnh động kinh rung giật cơ đa dạng, tuy nhiên tổng thể nói chung là khá phức tạp. Cách tiếp cận có thể bao gồm việc sử dụng một loại thuốc chống động kinh ở mức liều lượng hợp lý để giảm thiểu tác dụng phụ. Đôi khi, người bệnh cần sử dụng nhiều loại thuốc chống co giật khác nhau để kiểm soát cơn giật cơ.
Các loại thuốc chống co giật phổ biến thường được sử dụng để ngăn chặn động kinh rung giật cơ bao gồm: Depakine (axit valproic), Levetiracetam, Topamax (topiramate), Zonisamide. Các cơn giật cơ do Myoclonus thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và hiếm khi phát triển thành trạng thái động kinh.
Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị khác như chế độ ăn ketogenic (giàu chất béo, đủ protein, ít carbohydrate), phẫu thuật động kinh và sử dụng các thiết bị chống co giật như máy kích thích dây thần kinh phế vị. Đối với bệnh động kinh khó điều trị, thường cần sự kết hợp của nhiều chiến lược điều trị.
Tóm lại, để điều trị động kinh rung giật cơ (Myoclonic), việc điều chỉnh rối loạn chuyển hoá cơ bản, tránh các tác nhân kích thích cơn giật cơ và sử dụng thuốc chống động kinh là chủ yếu nhất.
Như vậy Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin chi tiết về bệnh lý động kinh rung giật cơ. Hy vọng bài viết đã mang lại cái nhìn toàn diện và chính xác, giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và nắm được cách nhận biết, nguyên nhân gây bệnh cũng như hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.