Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Gai cột sống là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gai cột sống là một bệnh lý gây ra những cảm giác khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Gai cột sống là gì? 

Gai đốt sống là một loại viêm khớp do cột sống bị hao mòn. Bệnh diễn tiến khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, khi các gai xương phát triển trên đốt sống hoặc cả hai. Những thay đổi này có thể làm giảm chuyển động và tính linh hoạt của cột sống, do đó ảnh hưởng đến các dây thần kinh và một số chức năng khác.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của gai cột sống

Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh gai cột sống là cứng và đau nhẹ, bệnh trở nên trầm trọng hơn sau một số cử động nhất định hoặc trong thời gian dài không cử động, giữ nguyên một tư thế chẳng hạn như khi ngồi lâu, không vận động.

Các triệu chứng bệnh nặng hơn bao gồm:

  • Cảm giác nghiến hoặc lộp bộp khi di chuyển cột sống.
  • Yếu ở tay hoặc chân.
  • Phối hợp kém.
  • Co thắt cơ và đau.
  • Đau đầu.
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn.
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh gai cột sống 

Nếu bị bệnh gai cột sống có thể để lại nhiều biến chứng cho bệnh nhân nhưng ảnh hưởng đầu tiên liên quan đến vận động và nghỉ ngơi, lâu dần còn ảnh hưởng trên hệ cơ xương.

Hẹp ống sống: Đây là một biến chứng khi mắc bệnh gai cột sống, làm hẹp ống dẫn truyền các dây thần kinh với các triệu chứng gồm đau cổ, đau lưng, lâu ngày sẽ giảm vận động đến chân, gây tê.

Bệnh lý đốt sống cổ: Những thay đổi trong đĩa đệm hoặc xương có thể khiến các dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép, dẫn đến đau, tê.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân do tủy sống bị nén lại hoặc bị chèn ép. Các triệu chứng bao gồm đau và tê ở tay chân, mất khả năng phối hợp ở tay, mất thăng bằng và đi lại khó khăn, và trong giai đoạn sau, các vấn đề về bàng quang.

Vẹo cột sống.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Nguyên nhân gây ra gai cột sống là do phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống (bao xơ đĩa đệm). Tuổi tác là một yếu tố làm gia tăng sự thoái hoá đốt sống cổ, cột sống là nơi gánh chịu nhiều nhất cho các hoạt động của cơ thể thì các bao xơ đĩa đệm này sẽ bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến cho các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn tới tổn thương và viêm.

Các khớp cột sống viêm cũng khiến các đĩa đệm ở giữa bị tổn thương, lâu dần xơ hoá. Sau các quá trình này sẽ làm mất cấu trúc vững chắc của cột sống, để bảo vệ cột sống, cột sống sẽ tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh các khớp xương.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) gai cột sống?

Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp.

Người bị viêm cột sống mạn tính.

Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích... cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) gai cột sống

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gai cột sống, bao gồm:

  • Bệnh nhân béo phì hoặc thừa cân.
  • Lối sống ít vận động, thiếu tập thể dục.
  • Chấn thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống.
  • Hút thuốc.
  • Lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Bị viêm khớp vảy nến.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán gai cột sống

Khai thác bệnh sử.

Chụp MRI và CT.

Phương pháp điều trị gai cột sống hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tại nhà 

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen, có thể giảm đau và kháng viêm cho bệnh nhân mắc gai cột sống.

Tập luyện thể lực: Tập thể dục ít kháng lực, chẳng hạn như bơi lội hoặc đi bộ, có thể giúp duy trì sự linh hoạt và tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống.

Thay đổi tư thế vận động hay linh hoạt: Cần thay đổi tư thế khi làm việc nhưng phải nhẹ nhàng, từ từ tránh đột ngột có thể gây đau.

Vật lý trị liệu.

Sử dụng công cụ để hỗ trợ lưng khi làm việc hay nghỉ ngơi: Bệnh nhân nên sử dụng thêm ghế đệm hay miếng hỗ trợ lưng để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Dùng thuốc

Thuốc giảm đau.

Thuốc giãn cơ , để giảm co thắt.

Thuốc làm dịu cơn đau thần kinh.

Kem bôi ngoài da.

Thuốc steroid, ở dạng viên hoặc dạng tiêm, khi cơn đau dữ dội.

Tiêm steroid nhằm mục đích giảm đau bằng cách giảm viêm, có thể tiêm steroid vào rễ của các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng.

Trường hợp chỉ định phẫu thuật nếu dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê, yếu nghiêm trọng hoặc mất khả năng kiểm soát các hoạt động của cơ quan khác như ruột hoặc bàng quang.

Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào vấn đề và vị trí của nó dựa vào X-quang, hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Phẫu thuật để loại bỏ một đĩa đệm hoặc mảnh xương đè lên các dây thần kinh, sau đó hợp nhất các đốt sống gần đó hoặc thay thế một đĩa đệm bị hư hỏng bằng một đĩa đệm nhân tạo.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của gai cột sống

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Phương pháp phòng ngừa gai cột sống hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ calciumvitamin D, tránh các thức ăn gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả.

Không hút thuốc.

Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,...).

Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: Cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó.

Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh.

Hạn chế làm việc nặng.

Xem thêm: 

 

Nguồn tham khảo
  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/312598#causes

  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4012322/

Các bệnh liên quan

  1. Giả gút

  2. Viêm khớp vai

  3. Đứt dây chằng

  4. Đau cổ tay sau sinh

  5. Viêm khớp gối

  6. Viêm xương sọ

  7. Xơ cứng xương

  8. Đau khớp

  9. Đau xương chậu

  10. Viêm khớp háng