Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Thoái hóa khớp háng gây đau và cứng khớp khiến khó thực hiện các hoạt động hàng ngày như cúi xuống để buộc dây giày, đứng dậy khỏi ghế hoặc đi bộ một quãng ngắn. Vì tình trạng thoái hóa khớp ngày càng nặng dần theo thời gian nên càng điều trị sớm thì càng có thể giảm bớt ảnh hưởng đến cuộc sống. Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp, nhưng có nhiều lựa chọn điều trị để giúp kiểm soát cơn đau và duy trì hoạt động.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là tình trạng lớp sụn khớp ở hai đầu khớp háng bị bào mòn ở bị mòn dần theo thời gian. Khi sụn bị mòn đi, nó trở nên sờn và thô ráp, đồng thời không gian bảo vệ khớp giữa các xương giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến xương cọ xát vào xương. Để bù đắp cho phần sụn bị mất, xương bị tổn thương có thể bắt đầu phát triển ra ngoài và hình thành các gai xương (xương tạo xương).

Khớp háng là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể. Diện khớp háng gồm 3 phần là chỏm xương đùi, ổ chảo xương chậu, sụn viền, được kết nối bởi dây chằng, bao khớp. Bề mặt của khớp được bao phủ bởi một lớp màng mỏng gọi là bao hoạt dịch.

Ở một vùng hông khỏe mạnh, bao hoạt dịch tạo ra một lượng nhỏ chất lỏng bôi trơn sụn và hỗ trợ vận động. Đối với người mắc bệnh thoái hóa khớp háng, người mắc bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức hành hạ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày.

Phân loại Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Thường xuất hiện ở người cao tuổi trên 60 tuổi, chiếm tỉ lệ trên 50% các trường hợp thoái hóa khớp háng.

Thoái hóa khớp háng thứ phát: Xuất hiện do một số nguyên nhân do chấn thương hoặc các bệnh lý xương khớp khác như:

  • Gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối;
  • Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hoặc biến dạng mắc phải coxa plana (hay còn là Legg-Calve-Perthes);
  • Trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,...

Tìm hiểu thêm: Đặc điểm các cơn đau khớp háng mà bạn nên biết

Triệu chứng thoái hóa khớp háng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Thoái hóa khớp háng

Khớp háng là một khớp lớn trong cơ thể, thực hiện nhiều động tác gồm gấp, duỗi, dạng, xoay trong, xoay ngoài và xoay theo 3 chiều không gian. Khớp háng có các chức năng:

  • Khớp háng kết hợp cùng với khớp đùi và khớp gối có vai trò như một trụ đỡ cho cả cơ thể;
  • Xương khớp háng chịu được tác động của cơ thể, đặc biệt là trọng lực;
  • Khớp háng là điểm trụ trung tâm cho các vận động phức tạp như gập, duỗi, đứng thẳng người,...

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp háng là đau. Chứng đau háng -hông này phát triển chậm và trầm trọng hơn theo thời gian, đôi khi có thể khởi phát đột ngột. Đau và cứng khớp có thể tồi tệ hơn vào buổi sáng, hoặc sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi một lúc. Theo thời gian, các triệu chứng đau có thể xảy ra thường xuyên hơn, kể cả khi nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau ở háng hoặc đùi lan đến mông hoặc đầu gối.
  • Đau tăng lên khi hoạt động mạnh.
  • Cứng khớp háng gây khó khăn trong việc đi lại hoặc cúi gập người.
  • "Khóa" hoặc "dính" của khớp do trong quá trình vận động do các mảnh sụn rời và các mô khác cản trở chuyển động trơn tru của hông.
  • Giảm phạm vi chuyển động ở hông ảnh hưởng đến khả năng đi lại và có thể gây khập khiễng.
  • Đau khớp gia tăng khi thời tiết mưa, lạnh.

Xem thêm chi tiết : Tại sao khớp háng kêu lục cục?

Tác động của Thoái hóa khớp háng đối với sức khỏe

Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng đôi khi đi lại khó khăn. Lúc đầu có thể khó chẩn đoán. Đó là vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể như nhói và buốt hoặc có thể đau âm ỉ và hông thường bị cứng.

thoái hóa khớp háng 4.jpg
Đau ở háng hoặc đùi lan đến mông hoặc đầu gối là triệu chứng có thể gặp khi thoái hóa khớp háng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Nguyên nhân dẫn đến Thoái hóa khớp háng

Nguyên nhân nguyên phát:

Tuổi cao: Khi tuổi tác càng lớn, tình trạng lão hóa trong cơ thể diễn ra càng nhanh chóng. Vì vậy, người cao tuổi dễ bị thoái hóa khớp háng hơn những người trẻ tuổi.

Nguyên nhân thứ phát:

  • Chấn thương: Những chấn thương như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sinh hoạt, chấn thương thể thao… hoặc một số chấn thương khác ở khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng.
  • Do bẩm sinh: Trường hợp trẻ ngay từ khi mới chào đời, cấu tạo khớp háng hoặc xương chân đã dị dạng.
  • Tiền sử bệnh về khớp: Bệnh nhân đã từng mắc các bệnh lý về cơ xương khớp trước đâ như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm thấp khớp, viêm khớp do lalao… thì nguy cơ khớp háng bị thoái hóa là rất cao.
  • Yếu tố khác: Thoái hóa khớp háng có thể là biến chứng của một số bệnh như đái tháo đường, bệnh gout, bệnh huyết sắc tố…
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại không?

Thoái hóa khớp háng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại. Khi khớp háng bị thoái hóa, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đau, cứng khớp và giảm phạm vi vận động. Điều này có thể dẫn đến khó khăn khi đi lại, đứng lên hoặc ngồi xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra tàn tật.

Thoái hóa khớp háng có cần phải thay khớp không?

Phân biệt đau khớp háng do thoái hóa với do viêm bằng cách nào?

Thoái hóa khớp háng cần kiêng gì để bệnh không tiến triển nặng?

Thoái hóa khớp háng có lan sang các khớp khác không?

Hỏi đáp (0 bình luận)