Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Bàn chân khoèo (Clubfoot) là một dị tật bẩm sinh, trong đó bàn chân của bé quay vào trong. Đây là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến vận động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Do đó, cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Bàn chân khoèo (Clubfoot) là một dị tật bẩm sinh, trong đó bàn chân của bé quay vào trong. Khi nhìn vào bàn chân của bé, phần bàn chân thường hướng sang một bên hoặc thậm chí hướng lên trên. Bàn chân khoèo là một tình trạng dị tật bẩm sinh phổ biến. Khoảng 1 trong 1.000 trẻ sơ sinh sẽ có bàn chân khoèo.
Bàn chân khoèo xảy ra do có vấn đề với gân cơ, các mô kết nối cơ với xương. Các gân ở chân và bàn chân của bé ngắn hơn và căng hơn bình thường. Điều đó khiến bàn chân bị trẹo. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh bị bàn chân khoèo có vấn đề ở cả hai chân.
Nếu trẻ bị bàn chân khoèo, việc đi lại bình thường sẽ khó khăn hơn, vì vậy các bác sĩ thường khuyên nên điều trị ngay sau khi sinh.
Việc chẩn đoán có thể được thực hiện khi sinh bằng cách khám thực thể hoặc trước khi sinh bằng siêu âm. Phương pháp điều trị ban đầu phổ biến nhất là phương pháp Ponseti.
Nếu trẻ bị bàn chân khoèo sẽ có các đặc điểm sau:
Mặc dù có hình dáng bất thường như vậy nhưng bàn chân khoèo không gây ra bất kỳ khó chịu hay đau đớn nào.
Bàn chân khoèo thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho đến khi trẻ bắt đầu đứng và đi lại. Nếu bàn chân khoèo không được điều trị sớm, trẻ có thể gặp một số khó khăn như:
Nếu trẻ có các biểu hiện của bàn chân khoèo, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của bàn chân khoèo. Rất có thể đó là sự kết hợp giữa nguyên nhân di truyền và môi trường:
Chăm sóc sức khỏe tốt trước và trong khi mang thai mang lại cho con bạn cơ hội tốt nhất để có một khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống.
Nếu bạn có nguy cơ cao sinh con bị tật bàn chân khoèo hoặc các dị tật bẩm sinh khác, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn di truyền. Một cố vấn di truyền là một chuyên gia về dị tật bẩm sinh và tình trạng di truyền. Thai phụ được kiểm tra các bệnh nhiễm trùng như virus zika, Rubella. Điều trị nhiễm trùng trước khi mang thai làm tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh.
Khi bạn mang thai:
Rủi ro của phẫu thuật bàn chân khoèo bẩm sinh bao gồm:
Em bé có thể sẽ cần một nhóm các bác sĩ để điều trị bàn chân khoèo, bao gồm:
Xem thêm thông tin: Điều trị dị tật bàn chân khoèo ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân của bàn chân khoèo vẫn chưa được biết rõ, nhưng nó có thể là sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường.
Xem thêm thông tin: Chân khoèo bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bàn chân khoèo có thể tái phát trở lại. Nó có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu điều trị không được tuân thủ chính xác. Nếu bàn chân trở lại vị trí bàn chân khoèo, hãy đến gặp bác sĩ điều trị. Họ có thể tư vấn cho bạn về các bước tiếp theo. Bạn có thể cần phải lặp lại một số giai đoạn của kế hoạch điều trị.
Hỏi đáp (0 bình luận)