Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau muống là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, cũng có những người không nên ăn rau muống vì lý do sức khỏe. Vậy bệnh gút có ăn được rau muống không?
Những người bị bệnh gút cần ăn uống theo một chế độ kiêng khem đặc biệt để giảm cảm giác đau nhức và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Chọn thực phẩm nào trong bữa ăn luôn là vấn đề người bị gút quan tâm. Vậy bệnh gút có ăn được rau muống không?
Bệnh gút còn được dân gian gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp khá phổ biến. Triệu chứng điển hình của bệnh là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Cũng có khi tình trạng sưng viêm xảy ra ở cả các khớp mắt cá chân, mu bàn chân, khớp cổ tay, khớp gối, khớp háng,... Cùng với các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội là tình trạng sưng đỏ, nóng ran ở các khớp. Thậm chí, nhiều bệnh nhân còn đau đớn không đi lại được.
Bệnh gút được phân loại theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh như:
Đối tượng dễ mắc bệnh gút nhất là nam giới trên 35 tuổi, có chế độ ăn uống không khoa học và thường xuyên uống rượu bia. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh) mắc căn bệnh này cũng có xu hướng gia tăng.
Khi đời sống cao hơn, con người thường xuyên sử dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chế độ ăn không lành mạnh, dư thừa dinh dưỡng là nguyên nhân khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa và phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc phải.
Nhiều người muốn biết bệnh gút có ăn được rau muống không vì chế độ ăn và cách lựa chọn thực phẩm rất quan trọng với người bị bệnh gút.
Rau muống là một trong những loại rau được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Loại rau này cung cấp đạm, canxi, kali, sắt,... rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nó cũng là thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Trong 100g rau muống có chứa đến 57mg purin. Khi cơ thể hấp thụ purin sẽ chuyển hóa thành acid uric. Tình trạng dư thừa acid uric chính là nguyên nhân gây bệnh gút. Vì vậy, những người mắc căn bệnh này nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều purin, trong đó có rau muống.
Ngoài ra, trong rau muống còn có một lượng lớn acid oxalic. Chất này có thể kích thích phản ứng viêm và gây ra những cơn đau cấp. Bệnh nhân bị gút khi ăn rau muống sẽ đau dữ dội hơn, nhất là trong các đợt gút cấp tính. Oxalat trong rau muống có thể gây kết tủa ở thận cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Điều này càng làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, khiến bệnh gút thêm trầm trọng.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị gút, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống. Việc cơ bản nhất là biết bệnh gút nên ăn rau gì và nên kiêng rau gì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau củ được cho là phù hợp với bệnh nhân gút như:
Củ cải - một loại củ có hàm lượng purin thấp nhưng giá trị dinh dưỡng cực cao. Trong thành phần dinh dưỡng của củ cải có các vitamin nhóm B, C, PP,... có tác dụng cải thiện miễn dịch, giảm viêm khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi viêm khớp.
Dưa chuột là thực phẩm có tính kiềm với độ pH cao và có tác dụng trung hòa acid uric. Đồng thời, với công dụng giúp lợi tiểu, dưa chuột thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Vitamin C trong dưa chuột có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gút.
Cần tây còn được ví như “cứu tinh” của những người bị bệnh gút. Trong cần tây có hàm lượng luteolin khá cao. Thành phần này có tác dụng làm giảm sản xuất acid uric, phòng ngừa các tinh thể urat lắng đọng tại khớp. Các chất chống oxy hóa và chống viêm dồi dào trong cần tây có tác dụng giảm sưng viêm, đau nhức trong các đợt gút cấp tính bùng phát.
Cùng với câu hỏi bệnh gút có ăn được rau muống không, nhiều người cũng muốn biết bệnh gút có ăn được bí đỏ không. Đây là thực phẩm không chứa nhân purin lại có tính kiềm nên có thể giảm acid uric dư thừa trong máu. Ngoài ra, bí đỏ còn vô vàn lợi ích khác như tốt cho thị lực, tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch,…
Cà chua cũng là thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp. Trong 100g cà chua chỉ có chứa 11mg nhân purin nên nó an toàn với bệnh nhân bị gút. Vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa trong cà chua có tác dụng tăng miễn dịch, chống viêm, giảm nhẹ triệu chứng sưng đau do viêm khớp.
Không chỉ là một loại rau gia vị, tía tô còn được coi là một vị thuốc trong Đông y. Trong rau tía có có chứa ethenyl ester và propenoic acid là những thành phần có tác dụng giảm acid uric trong máu. Nó có thể ức chế hoạt động của một loại enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric có tên gọi là xanthine oxidase.
Ngoài ra, tía tô còn có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp phòng ngừa bội nhiễm do sưng viêm khớp. Ngoài dùng để ăn trực tiếp, người bệnh gút có thể dùng lá tía tô nấu nước uống hoặc mang giã nát, sao cháy rồi đắp lên khớp bị viêm để giảm sưng đau.
Súp lơ cũng là một loại rau màu xanh đậm nên ngoài thắc mắc bệnh gút có ăn rau muống được không, nhiều người cũng muốn biết bệnh gút ăn súp lơ được không. Súp lơ xanh có chứa hàm lượng vitamin C cực kỳ dồi dào. Chất chống oxy hóa mạnh mẽ này góp phần làm giảm nồng độ acid uric đồng thời tăng cường miễn dịch, chống viêm hiệu quả. Thường xuyên ăn súp lơ xanh giúp người bệnh gút giảm cảm giác đau đớn, giảm tần suất xuất hiện các cơn gút cấp.
Khoai tây giàu vitamin C, kali và kẽm. Những thành phần này có tác dụng trung hòa acid uric, ức chế phản ứng viêm khớp. Hàm lượng nhân purin trong khoai tây cũng rất thấp nên nó là thực phẩm phù hợp với người bị bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng khoai tây bạn cần lưu ý không sử dụng những củ khoai có vỏ xanh hay đã mọc mầm để tránh bị ngộ độc.
Bí đao có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Nhờ đó, ăn bí đao thường xuyên sẽ giúp tăng đào thải acid uric dư thừa ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Với hàm lượng purin thấp, đây là thực phẩm lý tưởng mà người bệnh gout nên ăn hàng tuần.
Giống như tía tô, lá lốt vừa là rau gia vị, vừa là một vị thuốc vườn nhà. Trong lá lốt chứa các chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên như alcaloid, flavonoid, tinh dầu beta – caryophylen rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp nói chung và người mắc bệnh gút nói riêng. Sử dụng lá lốt thường xuyên giúp giảm sưng viêm khớp.
Vậy bệnh gút có ăn được rau muống không? Rau muống là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì rau muống không hề có ích cho bệnh nhân gút. Rau muống sẽ làm cho các vết thương thêm đau, sưng và viêm trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh gút tốt nhất nên tránh sử dụng rau muống.
Nếu sử dụng thực phẩm tùy tiện, bệnh gout càng thêm trầm trọng. Ngược lại, nếu sử dụng thực phẩm phù hợp, các triệu chứng sưng đau do viêm khớp sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài tìm hiểu bệnh gout kiêng ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng nên dùng thuốc trị bệnh gout theo tư vấn của bác sĩ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.