Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Sức khỏe giới tính/
  4. Đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đau tinh hoàn

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

Đau tinh hoàn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương, sỏi thận, thoát vị, nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác. Một số trường hợp là bệnh nhẹ nhưng cũng có thể là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai có tinh hoàn, ở mọi lứa tuổi. Tinh hoàn là cơ quan sinh sản nhỏ hình trứng. Chúng nằm bên trong bìu, là một túi da mỏng phía sau dương vật. Hầu hết những người có giới tính là nam khi mới sinh đều có hai tinh hoàn, mỗi tinh hoàn ở bên trái và bên phải bìu.

Khi bạn bị đau tinh hoàn, cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Tuy nhiên, cơn đau có thể không thực sự đến từ tinh hoàn. Cơn đau có thể đến từ một bộ phận khác trên cơ thể, như bụng hoặc háng. Loại đau này được gọi là đau quy chiếu.

Đau tinh hoàn có thể cấp tính hoặc mạn tính. Cấp tính có nghĩa là bệnh phát triển đột ngột, tăng nhanh và trong thời gian ngắn. Mạn tính có nghĩa là cơn đau tăng dần trong một thời gian dài. Tinh hoàn chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm với cảm giác, có thể làm cho tinh hoàn bị đau nhiều hơn.

Triệu chứng đau tinh hoàn

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau tinh hoàn

Các triệu chứng khác có thể xảy ra cùng với đau tinh hoàn bao gồm:

  • Vết bầm tím: Vết bầm tím có thể xuất hiện ở bìu của bạn sau khi bị chấn thương ở tinh hoàn.
  • Buồn nôn và nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày và/hoặc nôn mửa có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gây đau tinh hoàn, bao gồm chấn thương, viêm tinh hoàn hoặc sỏi thận.
  • Sưng tấy: Sưng hoặc một cục u có thể xuất hiện ở bìu của bạn. Bìu của bạn có thể bị đổi màu (đỏ, tím, nâu hoặc đen). Sưng có thể là triệu chứng của chấn thương hoặc nhiễm trùng.
  • Sốt: Sốt xuất hiện cùng với đau tinh hoàn thường là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Vấn đề đi tiểu: Sỏi thận có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Chúng cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát khi bạn đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu (tiểu máu).

Biến chứng có thể gặp khi đau tinh hoàn

Bác sĩ có thể điều trị thành công hầu hết các trường hợp đau tinh hoàn. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị như chlamydia hoặc tình trạng nghiêm trọng như xoắn tinh hoàn có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn và bìu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến khám bác sĩ nếu:

  • Bạn cảm thấy có cục u trên bìu;
  • Bạn bị sốt;
  • Bìu có màu đỏ, nóng khi chạm vào hoặc mềm;
  • Gần đây bạn đã tiếp xúc với người bị quai bị.

Bạn nên đến cơ sở y tế khẩn cấp nếu tình trạng đau tinh hoàn của bạn:

  • Xuất hiện đột ngột hoặc đau dữ dội;
  • Kèm theo buồn nôn hoặc nôn;
  • Là do một chấn thương gây đau hoặc nếu sưng tấy xảy ra sau một giờ.

Nguyên nhân đau tinh hoàn

Chấn thương hoặc tổn thương tinh hoàn có thể gây đau, nhưng đau ở tinh hoàn thường là kết quả của các vấn đề y tế cần được điều trị. Bao gồm:

  • Tổn thương dây thần kinh bìu do bệnh thần kinh đái tháo đường;
  • Viêm mào tinh hoặc viêm tinh hoàn, do chlamydia gây ra;
  • Hoại tử do xoắn tinh hoàn hoặc chấn thương tinh hoàn không được điều trị;
  • Tràn dịch tinh mạc (hydrocele), đặc trưng bởi tình trạng sưng bìu;
  • Thoát vị bẹn;
  • Sỏi thận;
  • Bệnh spermatocele;
  • Tinh hoàn ẩn;
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn có thể do tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gọi là xoắn tinh hoàn. Trong tình trạng này, nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn bị cắt đứt, do đó có thể gây tổn thương mô.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu y tế cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa tổn thương tinh hoàn. Tình trạng này thường gặp hơn ở nam giới trong độ tuổi từ 10 đến 20.

Đau ở tinh hoàn hiếm khi do ung thư tinh hoàn gây ra. Ung thư tinh hoàn thường gây ra một khối u trên tinh hoàn và thường không đau.

Đau tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đau tinh hoàn 4
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây ra đau tinh hoàn
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn là bị bệnh gì?

Đau tinh hoàn có thể do nhiều nguyên nhân như viêm tinh hoàn, nang tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, chấn thương hoặc viêm mào tinh. Nếu đau kéo dài hoặc dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?

Đau tinh hoàn có cần phẫu thuật không?

Đau tinh hoàn nhiều phải làm sao?

Đau tinh hoàn có ảnh hưởng gì tới việc có con không?

Hỏi đáp (0 bình luận)