Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường, bệnh xuất hiện là do sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, chế độ ăn uống không đảm bảo, do nhiễm khuẩn hoặc cơ thể thiếu vitamin khiến cho niêm mạc miệng bị lở và dễ gặp tổn thương. Vậy bệnh lở miệng do thiếu vitamin gì?
Nhiệt lở miệng là hiện tượng thường gặp ở nhiều đối tượng, bệnh gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Hiện tượng này thường sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu như được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi nhiệt miệng xảy ra có thể sẽ báo hiệu tình trạng cơ thể đang thiếu chất trong đó có vitamin. Vậy, bệnh lở miệng do thiếu vitamin gì? Cần bổ sung vitamin sao cho đúng cách, hiệu quả.
Lở miệng hay còn gọi là loét miệng, nhiệt miệng. Đây là hiện tượng trong khoang miệng xuất hiện những vết loét nông, kích thước nhỏ. Ở vùng quanh vết loét sẽ sưng đỏ, có màu trắng và sau đó chuyển dần sang vàng nhạt. Tuy tình trạng lở miệng không quá nghiệm trọng nhưng có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, không thể ăn uống hoặc nói chuyện thoải mái.
Lở miệng là vấn đề rất phổ biến, nó có thể ngầm báo hiệu cơ thể đang thiếu vitamin. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lở miệng, chủ yếu là:
Vitamin là một trong những dưỡng chất không thể thiếu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và hỗ trợ phòng ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. Do đó, nếu như cơ thể bị thiếu vitamin sẽ gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi và phát sinh nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó có nhiệt miệng. Dưới đây chính là một số loại vitamin cần thiết không thể bỏ qua để ngăn ngừa lở, nhiệt miệng:
Vitamin B2 hay còn gọi là iboflavin. Đây là dưỡng chất cần thiết đến sự phát triển và quá trình phục hồi các mô của cơ thể, bao gồm da, màng nhầy, mô liên kết, hệ thống miễn dịch và thần kinh. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2 có thể gây ra các biến chứng như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, nhiễm khuẩn ở các góc miệng, lưỡi. Ngoài ra, thiếu vitamin B2 còn có thể dẫn đến tình trạng đau răng, viêm lợi, lở loét, nhiệt miệng.
Vitamin B3 còn được gọi là vitamin PP. Đây là thành phần của hai coenzym tham gia trong quá trình vận chuyển hydro và điện tử phản ứng oxy hóa khử. Do đó vitamin PP đóng vai trò cần thiết trong quá trình tổng hợp hoặc phân hủy các chất axit acid béo, glucid, quá trình chuyển hóa cholesterol và một số hợp chất khác.
Nếu như thiếu hụt Vitamin B3 có thể gây ra viêm lở miệng, suy nhược cơ thể, dễ gây ra viêm da, viêm lưỡi... Mức độ nặng hơn thì có thể bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần,… Nếu nhiệt miệng xảy ra đó là lời cảnh báo ngầm việc thiếu hụt Vitamin PP.
Trên thực tế, nhiều trường hợp người bệnh thường xuyên bị nhiệt miệng do thiếu hụt vitamin B12, hay còn gọi là cobalamin. Các triệu chứng cho thấy cơ thể thiếu vitamin B12 so với mức cần thiết đó chính là: Vàng da, yếu cơ, mất thăng bằng và nhiệt miệng.
Cơ thể bị thiếu vitamin C sẽ làm cho sức đề kháng suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào khoang miệng, từ đó gây nên một số bệnh lý về răng miệng, trong đó có lở miệng. Vết loét sẽ ngày càng nặng hơn, khó lành, nhưng nếu như vitamin C được bổ sung kịp thời thì tình trạng sẽ được cải thiện.
Để bổ sung Vitamin hiệu quả cho người bệnh, cần thông qua những bữa ăn hàng ngày. Người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, đủ chất giúp các vết loét mau lành hơn và thời gian tự khỏi nhanh hơn. Người bệnh có thể bổ sung vitamin thiết yếu qua một số loại thực phẩm, đồ uống sau:
Tuy nhiên, nếu như bổ sung quá nhiều vitamin gây dư thừa cũng sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần xây dựng, điều chỉnh và bổ sung vừa đủ các chất vitamin để đảm cơ thể đủ các chất dưỡng chất.
Có thể thấy, lở nhiệt miệng xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể đang thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin C, vitamin B2 hay vitamin PP,... Hy vọng qua các thông tin hữu ích trên đã giải đáp giúp bạn vấn đề bệnh lở miệng do thiếu vitamin gì, từ đó biết được cách bổ sung vitamin sao cho đúng cách và hiệu quả.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.