Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? 

Ngày 08/06/2022
Kích thước chữ

Lupus ban đỏ thường khó phát hiện, dai dẳng. Bệnh tiến triển nặng có thể gây ảnh hưởng lên nhiều bộ phận trên cơ thể. Vậy lupus ban đỏ có chữa được không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn mãn tính, tức là hệ miễn dịch trong cơ thể rối loạn, không thể nhận diện quen - lạ, nhận diện các tế bào trong người là tác nhân gây hại và tự quay qua tấn công chính cơ thể của mình. Bệnh có thể gây tổn thương lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. 

Bệnh được chia làm 2 thể chính đó là:

  • Lupus ban đỏ dạng đĩa.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Nguyên nhân và các biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của lupus ban đỏ,  dường như có một điều gì đó đã tác động lên hệ miễn dịch và làm chúng rối loạn mất nhận diện. Ngoài ra, có một số tác nhân đi kèm được cho là yếu tố giúp lupus ban đỏ phát sinh đó là: Hóa chất, môi trường sống, di truyền, virus.

Phụ nữ bị ảnh hưởng bởi lupus ban đỏ nhiều hơn tỉ lệ nam giới, chính vì vậy nội tiết tố nữ được cho là có phần đóng vai trò trong việc phát triển của bệnh. Ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có nồng độ hormone cao nên dễ bị bệnh nhất.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không 1 Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của lupus ban đỏ

Tuy là bệnh di truyền nhưng lupus ban đỏ chỉ chiếm khoảng 10% người thân cũng di truyền mắc bệnh. Bên cạnh đó bệnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều thành viên trong gia đình kể cả anh chị em ruột.

Lupus ban đỏ giai đoạn nhẹ thường có các triệu chứng rất giống với các bệnh thông thường khác, bệnh âm thầm phát triển và khó chẩn đoán ở giai đoạn này. Các triệu chứng thường thấy của lupus ban đỏ là: 

  • Người bệnh sốt theo đợt.
  • Đau nhức các xương khớp chân, tay.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Tức ngực khi thở, ho khan.
  • Sưng mắt cá chân.
  • Loét các niêm mạc như loét miệng, loét mũi,..
  • Phát ban trên mặt hình cánh bướm.
  • Có thể phát ban một số vị trí khác trên cơ thể và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Rụng tóc.
  • Rối loạn tâm thần, thiếu máu, bầm da.

Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể gặp nhiều vấn đề phát sinh khác. Vì đây là căn bệnh tự miễn nên hệ miễn dịch sẽ tấn công ở mọi tế bào làm tổn thương toàn bộ cơ thể. Chính điều này làm tình trạng nguy hiểm của bệnh tăng cao, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Bệnh có thể có các đợt cấp (đợt phát nhiều bệnh) và sau đó thì thuyên giảm. Các cơn phát bệnh mỗi người có thể khác nhau không theo một khuôn mẫu nào. Kiên trì điều trị có thể kiểm soát được bệnh. Vậy bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Lupus ban đỏ có chữa được không?

Lupus ban đỏ là một căn bệnh nguy hiểm, có điều trị dứt điểm lupus ban đỏ được không là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Bệnh âm ỉ trong thời gian dài nên khi phát hiện thường ở giai đoạn cuối có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. 

Hiện nay, bệnh lupus ban đỏ hiện không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng nếu kiên trì điều trị theo phác đồ đưa ra chúng ta có thể kiểm soát được bệnh. Đặc biệt là trong giai đoạn bệnh nhẹ và các cơ quan nội tạng, thần kinh chưa bị ảnh hưởng nặng nề.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không 2 Bệnh lupus ban đỏ hiện không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn

Vậy câu trả lời cho bệnh lupus ban đỏ có chữa được không đó là chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chỉ có thể kiểm soát bệnh và duy trì sức khỏe của người bệnh trong thời gian nhất định mà thôi. Cách điều trị là giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gây ra và ức chế hệ miễn dịch gây tổn thương nặng lên nội tạng. 

Chính vì vậy, nếu có các triệu chứng khó chịu như trên hãy thăm khám bác sĩ kỹ càng và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp kéo dài thời gian phát bệnh hơn.

Phương pháp điều trị lupus ban đỏ

Hiện nay bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc:

Thuốc chống viêm và giúp giảm cơn đau không phải steroid (NSAIDs) có hiệu quả cho các vùng đau ở cơ và khớp như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Nimesulide. Tuy nhiên các thuốc này sẽ có tác dụng phụ làm viêm loét dạ dày.

Trong trường hợp bệnh nặng và tạo ra tổn thương lên nội tạng thì có thể dùng các loại Corticosteroid như Prednisolone, Methylprednisolone (Solu-medrol, Medrol), Prednisone (Cortancyl), Betamethasone (Celeston). Chúng có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhưng có nhiều tác dụng phụ hơn như tăng đường trong máu, ức chế tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày, tá tràng. 

Các thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có hiệu quả khá tốt với các tổn thương ở da và khớp. Các thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprin (Imuran), Cyclophosphamide (Endoxan), Cyclosporin (Sandimmun) chỉ dùng trong những trường hợp nặng không đáp ứng với Corticosteroid đơn thuần do chúng thường có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Đến nay vẫn chưa có thuốc nào chứng minh hiệu quả rõ rệt trong quá trình chữa lupus ban đỏ. Khi sử dụng thuốc cần theo chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc vì các thuốc này đều mang đến các tác dụng phụ tới cơ thể.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không 3 Thuốc điều trị lupus ban đỏ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời cho lupus ban đỏ có chữa được không. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và dễ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Hãy luôn cẩn trọng và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Bên cạnh đó tăng cường tập luyện thể dục, bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý, ngủ đúng giờ sẽ góp phần phòng ngừa và điều trị bệnh. Khi nhiễm bệnh bạn cũng không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình chữa bệnh của mình, hãy kiên trì điều trị vì bệnh có thể kiểm soát nên theo phác đồ chữa trị đúng cách đấy nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin