Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không? Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì?

Ngày 20/01/2025
Kích thước chữ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục bệnh. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe. Vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không?

Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không? Người bệnh nên ăn gì để cơ thể nhanh chóng hồi phục? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin quan trọng giúp giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không?

Trên thực tế, câu hỏi "Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì gói được không?" là thắc mắc của rất nhiều người. Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh nên tránh ăn mì gói, mì ăn liền vì loại thực phẩm này chứa rất nhiều muối, chất béo cùng các chất phụ gia gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cơ thể người bệnh đang yếu, ăn mì gói sẽ chỉ khiến cho tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn do lượng muối trong mì làm cho cơ thể giữ nước, dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, phù nề.

Không chỉ có thế, chất béo và các chất phụ gia có trong mì gói còn khiến cho dạ dày bị khó chịu, làm cho các cảm giác chán ăn, buồn nôn gia tăng. Đồng thời, mì gói cũng làm suy giảm khả năng tiêu hóa của người bệnh. Chính vì thế, thay vì ăn mì gói, người bệnh có thể sử dụng các loại mì khác như mì tươi hoặc mì được làm từ nguyên liệu tự nhiên, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, giảm thiểu tối đa các tác hại từ các thành phần có trong mì gói.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không?1
Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn mì gói

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì?

Các thực phẩm dễ tiêu hóa

Các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Những món ăn này thường được nấu mềm, giúp người bệnh dễ nuốt, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Người bệnh có thể ăn súp rau củ, cháo gà hay cháo hạt sen,... Các món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn hỗ trợ cho cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Các loại trái cây

Các loại trái cây, đặc biệt là trái cây chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh, kiwi hay ổi rất tốt cho sức khỏe của những người bệnh nói chung. Vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình làm lành tổn thương và hỗ trợ cho cơ thể chống lại virus. Không chỉ có thế, các loại trái cây giàu vitamin C còn giúp cung cấp thêm nước cùng các chất điện giải cho cơ thể, từ đó giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược.

Người bệnh cũng nên uống thêm các loại nước ép trái cây, nước dừa để giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng như bổ sung lượng chất điện giải cần thiết, cải thiện tình trạng mất nước một cách hiệu quả.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không?2
Nên bổ sung trái cây vào chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình phục hồi

Rau xanh, đạm động vật

Người bệnh nên tăng cường dung nạp các loại rau xanh cũng như đạm động vật để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể một cách toàn diện. Các loại rau xanh như rau cải, cải bó xôi, rau ngót, rau muống, rau dền,... có chứa rất nhiều chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương mạch máu, tăng cường sức đề kháng. Mặt khác, đạm động vật từ cá, thịt gà hay trứng lại có thể cung cấp năng lượng, giúp tái tạo tế bào và duy trì cơ bắp, đặc biệt cần thiết cho giai đoạn hồi phục sau sốt, suy nhược cơ thể. Người bệnh chỉ lần lưu ý, khi chế biến nên nấu chín mềm, tránh sử dụng dầu mỡ để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu.

Cần kiêng ăn gì khi bị sốt xuất huyết

Bên cạnh những thực phẩm được khuyến khích, người bệnh sốt xuất huyết nên hạn chế một số các loại thực phẩm sau đây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ không phải là sự lựa chọn phù hợp cho những người đang mắc bệnh hoặc trong giai đoạn điều trị, hồi phục bệnh.
  • Đồ ăn cay, nóng: Ăn các loại đồ ăn cay nóng như gừng, ớt, mù tạt,... sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, không tốt cho những người bệnh sốt xuất huyết.
  • Thực phẩm có màu sẫm: Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị chảy máu. Các loại thực phẩm có màu sẫm như đỏ, nâu hay đen sẽ khiến cho các bác sĩ dễ bị nhầm lẫn, khó chẩn đoán đúng tình trạng chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.
  • Các loại đồ uống ngọt: Tránh các loại đồ ngọt như nước ngọt, soda. Không dùng các loại đường tự nhiên, mật ong để tránh khiến cho thời gian hồi phục bị kéo dài. Đường sẽ chỉ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý tới thói quen sinh hoạt. Hãy luyện tập thể dục một cách nhẹ nhàng, uống đủ nước, không uống rượu bia, cafe hay sử dụng bất cứ loại chất kích thích nào như thuốc lá trong giai đoạn này.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không?3
Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ

Qua đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ câu trả lời cho câu hỏi "Bệnh nhân sốt xuất huyết ăn mì được không?". Cơ thể rất yếu ớt và nhạy cảm khi mắc bệnh. Do đó, người bệnh nên chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa khác như cháo, súp,... thay vì sử dụng mì gói. Ăn mì gói không những không giúp cơ thể nhanh hồi phục mà còn có thể gây ra những biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin