Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tình trạng chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh mà bạn nên biết

Ngày 24/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, tình trạng chảy máu dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là dấu hiệu nguy hiểm liên quan tới vấn đề đường tiêu hóa. Người bệnh cần được xử trí sớm nếu xuất huyết dạ dày để tránh ảnh hưởng tới toàn trạng, tiến triển biến chứng nguy hiểm.

Chảy máu dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa. Nếu xuất huyết nhiều hoặc trong thời gian dài, người bệnh cần được can thiệp y tế sớm. Biện pháp điều trị bao gồm xử trí trường hợp cấp cứu giúp ổn định tình trạng bệnh nhân, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa bệnh lý tiêu hóa tái phát.

Dấu hiệu chảy máu dạ dày do nguyên nhân gì?

"Dấu hiệu chảy máu dạ dày có nguy hiểm không" Có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân hay gặp phải, bao gồm:

  • Loét dạ dày: Các vết thương do viêm loét trong niêm mạc dạ dày có thể gây chảy máu. Nguyên nhân thường liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc do người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen. Ngoài ra, các yếu tố tác động khác như stress hay hút thuốc, tiêu thụ cồn thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ loét dạ dày chảy máu.
  • Viêm dạ dày: Các nguyên nhân có thể bao gồm vi khuẩn như Helicobacter pylori, virus, nấm từ đó gây viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính.
  • Ung thư dạ dày: Đây là một dạng bệnh lý ác tính thường gặp. Nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày chưa được nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ như mắc vi khuẩn Hp kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thiếu cân bằng. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền góp phần làm tăng tỷ lệ xuất hiện khối u dạ dày.
  • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân bị xơ gan mất bù, từ đó làm tăng áp lực lên thành mạch máu vùng tĩnh mạch cửa. Điều này kéo theo tăng huyết áp tĩnh mạch thực quản, mạch phình vị. Trong thời gian dài, tình trạng tăng áp gây vỡ tĩnh mạch, dẫn tới chảy máu.
Tình trạng chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh mà bạn nên biết 1
Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể là nguyên nhân gây chảy máu dạ dày

Biểu hiện chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?

Vậy chảy máu dạ dày biểu hiện có nguy hiểm không? Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng đáng ngại, yêu cầu sự can thiệp, chăm sóc y tế. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết chảy máu đường tiêu hóa để xử trí sớm, cụ thể:

  • Nôn ra máu: Máu thường xuất hiện trong khi nôn, có thể là màu đỏ tươi hoặc màu đen như cà phê nếu máu đã ứ đọng một thời gian. Bệnh nhân có thể dính chút tơ máu cùng thức ăn hoặc nôn ra nhiều máu.
  • Phân màu đen: Máu tiêu hóa cũng có thể gây ra phân màu đen như bã cà phê kèm mùi khắm khó chịu. Nếu phân đen càng nhiều tức chảy máu dạ dày càng nghiêm trọng.
  • Biểu hiện thiếu máu: Nếu người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen nhiều có thể biểu hiện thiếu máu qua da xanh xao, niêm mạc nhợt và thường xuyên chóng mặt, nhức đầu.
  • Đau bụng: Vết thương ở dạ dày làm bệnh nhân đau âm ỉ vùng thượng vị của bụng. Cơn đau có thể khu trú hoặc lan ra toàn bụng. Nếu cơn đau đột ngột tăng cường độ kèm theo biểu hiện vã mồ hôi, tim đập nhanh, da tím tái thì đây là dấu hiệu nặng, bệnh nhân cần được can thiệp y tế sớm.
Tình trạng chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh mà bạn nên biết 2
Đau bụng dữ dội báo hiệu người bệnh cần được xử trí y tế

Điều trị chảy máu dạ dày

Điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chảy máu cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là cách xử trí chảy máu dạ dày.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng người bệnh, đồng thời xác định nguyên nhân gây chảy máu. Sau đó, các biện pháp sẽ được thực hiện để ổn định tình trạng của bệnh nhân như đặt người bệnh nằm đầu thấp, cung cấp oxy và nhanh chóng kiểm soát chảy máu, bù dịch kịp thời.

Nếu bệnh nhân đánh giá xuất huyết nhẹ sẽ được tiếp tục theo dõi từ 24 đến 48 tiếng, sau đó tiến hành nội soi cầm máu bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Nếu bệnh nhân đánh giá tình trạng xuất huyết nặng cần nhanh chóng cầm máu ngay lập tức.

Sau đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh trong 10 đến 14 ngày để dự phòng nhiễm khuẩn, đồng thời sử dụng thuốc để làm lành vết loét trong 6 đến 8 tuần. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục tiến hành điều trị cơ bản như thay đổi chế độ ăn uống kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát, ngăn chặn chảy máu dạ dày. Bệnh nhân có thể được khuyên ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên với thức ăn dễ tiêu hóa

Đồng thời, tránh các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày như cà phê, rượu và thuốc lá. Mặt khác, cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp với tình trạng của bản thân.

Sau khi điều trị chảy máu dạ dày, bệnh nhân cần được theo dõi, chăm sóc để đảm bảo tình trạng không tái phát cũng như kiểm soát triệu chứng. Việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kiểm tra định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết là quan trọng để đảm bảo hiệu quả, tiến triển tốt.

Tình trạng chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh mà bạn nên biết 3
Trường hợp chảy máu dạ dày nhiều cần được xử trí cấp cứu nhanh chóng

Phòng ngừa dấu hiệu chảy máu dạ dày

Dấu hiệu chảy máu dạ dày là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ chảy máu và bảo vệ sức khỏe dạ dày. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà như:

  • Tránh sử dụng các chất gây kích thích: Một số chất như rượu, cafein và thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày. Vì vậy, hạn chế hoặc tránh sử dụng những chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Kiểm soát viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày là một nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết dạ dày. Để phòng ngừa viêm loét, hạn chế sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), trừ khi được bác sĩ khuyên dùng. Đồng thời, trị liệu bệnh viêm loét dạ dày, kiểm soát nhiễm Helicobacter pylori cũng rất quan trọng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày. Hạn chế thực phẩm có hàm lượng đường, chất béo hoặc muối cao, thay thế bằng các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt kết hợp cùng nguồn protein lành mạnh từ cá, thịt gia cầm không mỡ hay đậu hũ.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng tâm lý có thể gây suy giảm chức năng dạ dày, từ đó tăng nguy cơ chảy máu dạ dày. Hãy tìm cách giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thực hiện các hoạt động như yoga, thiền định, tập thể dục hoặc massage.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Theo dõi định kỳ với bác sĩ là một phần quan trọng của việc phòng ngừa xuất huyết dạ dày. Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày như người có tiền sử viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày trong gia đình. Khám dạ dày định kỳ bằng phương pháp nội soi có thể phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến dạ dày, ngăn chặn chảy máu.
Tình trạng chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh mà bạn nên biết 4
Nội soi là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm vấn đề dạ dày

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về tình trạng xuất huyết dạ dày bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu chảy máu dạ dày cũng như biện pháp điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết với nhiều chủ đề phong phú của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm