Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhược cơ là căn bệnh rối loạn thần kinh cơ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần dùng thuốc điều trị triệu chứng và kiểm soát bệnh trong nhiều năm thậm chí suốt đời. Không ít bệnh nhân và người nhà lo lắng bệnh nhược cơ sống được bao lâu?
Bệnh nhược cơ nếu phát hiện muộn và đã diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không những ảnh hưởng về thể chất, nhiều người bệnh còn bị suy sụp về tinh thần khi lo lắng bệnh nhược cơ sống được bao lâu.
Bệnh nhược cơ hay còn gọi là bệnh yếu cơ là một chứng bệnh rối loạn thần kinh - cơ hay bệnh tự miễn của những điểm nối thần kinh - cơ. Biểu hiện yếu cơ thường gặp ở cơ mắt, cơ mặt, cơ cổ, cơ vai, cơ chi hoặc cơ hô hấp. Trong cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại quá trình gắn thụ thể Acetylcholine (AChR) ở màng sau Synap. Khi đó, khả năng dẫn truyền thần kinh qua khe synap sẽ giảm. Triệu chứng là người bệnh bị mỏi cơ, yếu cơ, liệt vận động.
Người bệnh nhược cơ với đặc trưng bởi chứng yếu cơ dao động theo từng thời điểm trong ngày. Vào buổi sáng, người bệnh sẽ khỏe hơn buổi chiều. Cảm giác mệt mỏi sẽ tăng khi hoạt động và giảm khi được nghỉ ngơi.
Người bị bệnh nhược cơ có thể bị suy yếu nhiều nhóm cơ. Triệu chứng bệnh đầu tiên luôn biểu hiện ở cơ mắt.
Theo thống kê, có đến hơn 50% người bị bệnh nhược cơ có triệu chứng ban đầu là nhược cơ mắt. Thậm chí có 15% người bệnh chỉ nhược duy nhất cơ mắt. ở người bệnh nhược cơ mắt sẽ có những dấu hiệu điển hình như:
Sau giai đoạn nhược cơ mắt, bệnh nhân có thể bị liệt các cơ khác trên cơ thể sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
Sau khi nhược cơ mắt, nhóm cơ hầu họng sẽ là nhóm cơ tiếp theo bị suy yếu. Người bệnh nhai nuốt khó khăn, nhất là những đồ ăn dai như thịt bò. Thậm chí, người bệnh còn phải đặt tay dưới hàm để ngậm miệng lại. Ngoài khó nhai, người bệnh còn khó nuốt, khó nói.
Giọng người nhược cơ hầu họng nghe giống như giọng mũi do cơ vòm miệng bị yếu. Tình trạng khó nuốt làm tăng nguy cơ bị sặc hô hấp hoặc thức ăn rơi vào phổi gây viêm phổi.
Nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân vô cùng lo lắng khi dấu hiệu nhược cơ cổ và cơ chân tay xuất hiện. Đây cũng là lý do khiến họ hoang mang tìm hiểu bệnh nhược cơ sống được bao lâu. Khi nhược cơ cổ, người bệnh khó ngẩng cao đầu do cơ duỗi cổ bị yếu. Hội chứng đầu rơi thường xảy ra vào cuối ngày do cơ cổ yếu mà trọng lượng đầu lớn.
Khi bị nhược cơ tứ chi, yếu cơ chân, người bệnh khó đứng dậy khi đang ngồi, khó leo cầu thang, khó nâng đồ vật thậm chí gặp khó khăn khi vệ sinh cá nhân như đánh răng, chải tóc. Nhược cơ chân tay khiến họ đi đứng và vận động kém linh hoạt.
Người bệnh bị nhược cơ mặt thường có khuôn mặt đơ, cứng, khó biểu lộ cảm xúc thậm chí bị người khác đánh giá là vô cảm. Do các cơ vòng môi bị yếu nên họ dường như mất nụ cười.
Nhược cơ hô hấp là một dấu hiệu cực nghiêm trọng của bệnh nhược cơ. Cơ hô hấp bị yếu dẫn đến suy hô hấp. Suy hô hấp có thể xảy ra bất ngờ hoặc khi nhiễm trùng, khi phẫu thuật hoặc khi dùng một số loại thuốc có tác dụng giảm bớt ức chế miễn dịch.
Quay trở lại với câu hỏi chính được nhiều người quan tâm: Bệnh nhược cơ sống được bao lâu? Câu trả lời phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, nguyên nhân gây nhược cơ, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc người bệnh,...
Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, người bị bệnh nhược cơ có tuổi thọ không chênh lệch nhiều so với những người khác. Ngược lại, nếu bệnh điều trị muộn và không hiệu quả, sẽ có nhiều mối nguy thường trực với sức khỏe bệnh nhân.
Những bệnh nhân nhược cơ được sống và chăm sóc với điều kiện tốt chắc chắn sẽ kiểm soát bệnh tốt và kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, những bệnh nhân phải sống trong điều kiện khó khăn, không được chăm sóc tốt, dinh dưỡng không đầy đủ, không được chú trọng về sức khỏe tinh thần sẽ khó có thể sống lâu sống thọ.
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh nhược cơ chưa có biện pháp phòng ngừa và cũng chưa có cách chữa bệnh dứt điểm. Các phương pháp điều trị bệnh tập trung vào việc xử lý nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng. Nếu điều trị tốt, bệnh tình sẽ được kiểm soát, bệnh nhân sẽ giảm được triệu chứng khó chịu.
Tùy tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, sẽ có 4 phương pháp được áp dụng như:
Người bị bệnh nhược cơ hầu hết sẽ phải dùng các loại thuốc điều trị như Pyridostigmine,... trong nhiều năm hoặc suốt đời. Điều đáng nói là thuốc trị bệnh nhược cơ có thể gây ra những tác dụng phụ khá nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo khuyến cáo, có một số loại thuốc người bị nhược cơ cần thận trọng khi sử dụng như: Thuốc ứng chế hô hấp, thuốc kháng sinh Fluoroquinolon, thuốc giãn cơ, thuốc tim mạch,... Khi dùng bất cứ loại thuốc nào, nếu gặp tác dụng phụ, người bệnh cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ của mình.
Hy vọng qua bài viết này, đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh nhược cơ sống được bao lâu. Để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, điều quan trọng là người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Người bệnh nên giữ tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái, bởi liều thuốc tinh thần cũng rất hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.