Mặc định
Lớn hơn
Đái tháo đường được xem là một bệnh lý mãn tính và thường sẽ trải qua những giai đoạn khác nhau. Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường là giai đoạn mà các chức năng của các cơ quan bên trong bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu tăng càng cao. Vậy bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Người mắc bệnh tiểu đường thường phần lớn sẽ do khả năng phòng ngừa biến chứng. Khi đến giai đoạn cuối cơ thể bắt đầu có những biến chứng ngày càng xấu đi. Mọi người sẽ thường lo lắng và e ngại rằng căn bệnh này có lẽ sẽ tác động trực tiếp lên tuổi thọ câu hỏi đặt ra rằng: “Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?"
Tiểu đường là tình trạng cơ thể bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến việc lượng đường và glucose trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Việc lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc các cơ quan nội tạng của cơ thể bị tổn thương và tăng nguy cơ cao dẫn đến biến chứng.
Tiểu đường sẽ đi kèm với một bài những biến chứng khác nhau
Ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường dẫn đến việc:
Từ những ảnh hưởng trực tiếp của bệnh tiểu đường chúng ta có thể thấy chính căn bệnh này sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ. Theo các nghiên cứu của những nhà khoa học chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ có thể giảm tuổi thọ đến 10 năm. Bên cạnh đó người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ cũng có cuộc sống ngắn hơn đáng kể so với người bình thường. Nhưng vào những thập kỷ gần đây người mắc bệnh tiểu đường đã được chăm sóc bởi những công nghệ tiến bộ nên tuổi thọ có thể kéo dài hơn đáng kể, đặc biệt là khi người bệnh kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu. Từ đó có thể phòng ngừa các dạng rối loạn chuyển hóa liên quan và các biến chứng nặng về sau.
Tiểu đường giai đoạn cuối có thể làm giảm tuổi thọ
Việc kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân bị tiểu đường có thể còn tùy thuộc vào bệnh nhân có kiểm soát tốt bệnh hay không. Những việc làm cần thiết để kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa biến chứng khi bị tiểu đường:
Bạn nên hạn chế việc sử dụng các thực phẩm có chứa đường như: cơm, bún, miến… song song với đó bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để tránh tăng đường huyết trong máu.
Bên cạnh đó người bệnh nên kết hợp với việc luyện tập và rèn luyện cơ thể, lựa chọn những bài luyện tập nhẹ nhàng và giữ cho bản thân tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn nhanh cải thiện lượng đường huyết trong máu và giúp máu huyết lưu thông có thể kiểm soát các loại biến chứng về sau.
Những thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường
Biết rằng bệnh tiểu đường không chỉ là tăng lượng đường huyết trong máu gây ảnh hưởng đến tuổi thọ. Để biết được bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu thì còn phải xem cách mà bạn kiểm soát bệnh lý như thế nào. Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu hay các vấn đề về thận, tim và dạ dày. Bạn cần nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và tìm ra các phương pháp giải quyết phù hợp.
Đối với những bệnh nhân có thói quen uống rượu, khi có những dấu hiệu của tiểu đường bạn nên cân nhắc hoặc có thể ngưng sử dụng rượu. Vì việc sử dụng rượu có thể khiến cho lượng huyết trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, rượu rất dễ gây phản ứng với những loại thuốc hạ đường huyết, mỡ máu… có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Có thể thấy bệnh tiểu đường chính là một kẻ giết người không dao, đặc biệt là ở giai đoạn cuối là lúc con người rất dễ bị bào mòn, làm cho sức khỏe suy giảm hẳn và gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm và chú trọng đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và lượng đường huyết để mau chóng phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: vinmec.com