Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nặng hay nhẹ?

Ngày 21/05/2023
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ở mọi độ tuổi do bị suy giảm insulin. Bệnh cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ nếu không muốn những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Bệnh tiểu đường có hai dạng chính, trong đó phần trăm bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm dưới 10%. Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn nếu bệnh khởi phát muộn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, không thể nói rằng tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ mà phụ thuộc vào mức độ và cách điều trị của từng bệnh nhân.

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Mức đường huyết của bệnh tiểu đường tuýp 1 luôn cao hơn so với mức đường huyết chuẩn. Bệnh này xảy ra do tế bào beta của tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin hoặc sản xuất quá ít. Điều này khiến lượng đường trong máu không được chuyển hóa thành năng lượng và dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Trong khi đó, với người bình thường, đường được chuyển hóa thành năng lượng đưa đến các tế bào thông qua insulin tiết ra từ tuyến tuỵ.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nặng hay nhẹ? Những biến chứng có thể xảy ra 2
Tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh lý của đái tháo đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1 do nguyên nhân nào gây ra?

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh nguy hiểm do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta khỏe mạnh trong tuyến tụy, gây ra sự thiếu hụt insulin. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết, bệnh xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Liên quan đến gen: HLA-DR3, DQB10201 và HLA-DR4, DQB10302 được ghi nhận xuất hiện ở hơn 90% các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
  • Nhiễm virus: Việc nhiễm virus, đặc biệt là nhóm enterovirus cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1 khi gây ra sự phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D cũng được cho là một trong các nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh tiểu đường tuýp 1.

Tiểu đường tuýp 1 nặng hay nhẹ hơn tiểu đường tuýp 2?

Mức độ nặng, nhẹ của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 không liên quan đến nhau và không thể xác định chỉ dựa trên loại tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 xảy ra do các nguyên nhân khác nhau. Với tiểu đường tuýp 1 thường là do bệnh tự miễn, yếu tố di truyền hoặc môi trường (virus, nhiễm độc) tác động, trong khi tiểu đường tuýp 2 chủ yếu do lối sống ít tập thể dục, ăn ít rau và tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, tinh bột, đường. 

Tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, điều trị đúng chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường và phát hiện sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị các biến chứng.

Xem thêm: So sánh tiểu đường type 1 và type 2

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nặng hay nhẹ? Những biến chứng có thể xảy ra 3
Tiểu đường tuýp 1 nặng hay nhẹ hơn tiểu đường tuýp 2?

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe, bao gồm các vấn đề về tim, mắt, chân, thận, mạch máu, nhiễm trùng, đột quỵ, nhiễm ceton máu và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 nặng hay nhẹ? Những biến chứng có thể xảy ra 4
Tiểu đường tuýp 1 có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề

Để phòng ngừa các nguy cơ này, người bệnh cần tuân thủ đầy đủ quy trình điều trị, thực hiện kiểm soát đường huyết, cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Trong đó, việc đi khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm các rủi ro cũng là điều quan trọng để hạn chế các biến chứng đe dọa đến sức khỏe.

Mức độ nặng nhẹ của tiểu đường tuýp 1 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ kiểm soát đường huyết và chế độ dinh dưỡng. Để tránh những biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, cần thường xuyên kiểm tra đường huyết và tới cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị phù hợp.

Ly Huỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin