Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê tại Việt Nam, khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh tiểu đường; trong đó có hơn 55% bệnh nhân tiểu đường đã xuất hiện các biến chứng về tim mạch, mắt, thần kinh, thận,… Vậy nên có thể nói, việc nắm bắt thông tin về bệnh tiểu đường là hết sức cần thiết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn so sánh tiểu đường type 1 và type 2.
Tiểu đường thường được chia thành 2 loại chính là tiểu đường type 1 và type 2. Hai loại tiểu đường này có nhiều điểm khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng cũng như điều trị. Do đó, chúng ta cần phân biệt và so sánh tiểu đường type 1 và type 2 để có cách chăm sóc sức khỏe thích hợp.
Tiểu đường là một trong ba bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới cùng với ung thư và tim mạch. Là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy.
Insulin là hormone được tiết ra từ tế bào beta của tuyến tụy, giúp chuyển hóa đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Có thể ví insulin như chiếc “chìa khoá”. Insulin đóng vai trò là “chìa khóa” mở cổng tế bào, cho phép đường từ máu vào để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Việc insulin bị thiếu hụt hoặc chức năng bị tác động sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ đường trong máu, gây ra tiểu đường. Đây cũng là một trong những dữ liệu dùng để so sánh tiểu đường type 1 và type 2.
Trên thực tế, nhiệm vụ chính trong điều trị tiểu đường là quản lý tốt mức đường huyết vì điều này liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm cấp hoặc mạn tính, có thể đe dọa đến tính mạng hoặc để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh, gia đình, xã hội.
Tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 còn có một tên gọi khác là tiểu đường phụ thuộc insulin. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy - nơi sản xuất insulin, có thể do tự miễn hoặc tự phát. Dẫn đến không có đủ hoặc không có “chìa khoá” insulin, đường trong máu không xâm nhập được vào tế bào.
Nguy cơ mắc tiểu đường type 1 thường đến từ yếu tố di truyền và môi trường. Ví dụ như do tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường type 1 hay do nhiễm virus từ môi trường. Do đó, tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên với thể trạng gầy.
Tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 còn có một tên gọi khác là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Nguyên nhân là do sự kết hợp của các yếu tố như thừa cân, béo phì, kháng insulin và di truyền. Xảy ra khi cơ thể dung nạp quá nhiều đường, khiến cơ thể không tiết kịp insulin để tiến hành chuyển hoá. Cũng như chiếc “chìa khoá”, khi sử dụng quá nhiều và liên tục sẽ rất dễ bị hư hỏng và không sử dụng được nữa. Insulin cũng vậy, tình trạng này được gọi là kháng insulin. Do đó, tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và già với thể trạng béo phì.
Khi đem so sánh tiểu đường type 1 và type 2 về triệu chứng thì không có quá nhiều sự khác biệt. Tiểu đường thường xuất hiện với 4 triệu chứng điển hình là ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu tiểu đường dễ nhận biết như: Mệt mỏi, mờ mắt, khô miệng, ngứa da, vết thương lâu lành, nhiễm trùng,…
Tuy nhiên, thời gian khởi phát triệu chứng của tiểu đường type 1 thường đột ngột, không tiến triển và khởi phát âm thầm như tiểu đường type 2. Về cơ bản, các triệu chứng tiểu đường type 2 nhẹ hơn và diễn biến chậm hơn khiến bạn không thể phát hiện ngay. Chính vì khó phát hiện nên có nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã có các biến chứng nặng về tim mạch và thần kinh. Vậy nên việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết.
Chẩn đoán tiểu đường đều dựa trên kết quả xét nghiệm tiểu đường. Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường bao gồm:
Một điểm chung khi so sánh tiểu đường type 1 và type 2 về điều trị là đều không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tiểu đường type 1
Mục tiêu điều trị: Duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Điều trị: Tiêm insulin hàng ngày.
Tiểu đường type 2
Mục tiêu điều trị: Kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng.
Điều trị: Sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống.
Trên thực tế, phòng ngừa bệnh không bao giờ là quá sớm. Thậm chí, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng những cách cực kỳ đơn giản. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Trên đây là toàn bộ thông tin để bạn có thể phân biệt và so sánh tiểu đường type 1 và type 2. Nhà thuốc Long Châu mong rằng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.