Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Biện pháp phòng ngừa viêm gan A

Ngày 17/04/2024
Kích thước chữ

Viêm gan A là một bệnh lý cấp tính xảy ra ở gan do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Vậy bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này?

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải bệnh viêm gan A, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Viêm gan A gây ra nhiều triệu chứng cũng như biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, suy gan cấp và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc nắm vững về con đường lây nhiễm của virus HAV sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các độc giả thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh viêm gan A

Viêm gan A là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở gan do HAV (hepatitis A virus) gây ra. Bệnh lý này chỉ xảy ra ở con người và có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Bệnh viêm gan A gây tổn thương các tế bào gan, từ đó ảnh hưởng xấu đến chức năng cũng như hoạt động của gan.

Hầu hết những người mắc bệnh viêm gan A có thể hồi phục sau vài tháng. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến xấu đi thì người bệnh sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng điển hình do bệnh viêm gan A gây ra, bao gồm:

  • Sốt nhẹ: Khi gan bị viêm nhiễm sẽ khiến cơ thể xảy ra phản ứng viêm và làm tăng thân nhiệt. Do vậy, nếu bạn bị sốt nhẹ trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.
  • Rối loạn tiêu hoá: Bên cạnh chức năng đào thải độc tố, gan còn tham gia vào quá trình tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, khi gan bị virus HAV tấn công sẽ khiến gan bị nhiễm trùng, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hoá và gây ra các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
  • Thường xuyên mệt mỏi: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm gan A. Virus HAV làm suy giảm chức năng của gan, khiến cho các độc tố không được đào thải đúng cách và tồn động lại trong cơ thể. Điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
  • Vàng da và vàng mắt: Đây là triệu chứng điển hình của tình trạng viêm gan virus, trong đó có bệnh viêm gan A. Mức độ tổn thương của gan sẽ ảnh hưởng đến độ vàng da và vàng mắt của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị ngứa da liên tục khi xảy ra hiện tượng tắc mật nghiêm trọng.
  • Thay đổi màu sắc của nước tiểu và phân: Bệnh viêm gan A làm tăng nồng độ bilirubin trong máu sẽ làm cho nước tiểu có mày vàng sậm và phân có màu bạc.
  • Đau cơ và khớp: So với các triệu chứng kể trên thì triệu chứng đau cơ và đau khớp thường ít gặp hơn. Tuy nhiên, đây là là dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh viêm gan A đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn và cần được điều trị sớm.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan A. Do đó, việc nắm rõ con đường lây nhiễm của virus HAV và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sẽ giúp bảo vệ cho lá gan cũng như sức khoẻ tổng thể của bạn.

Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A 1
Bệnh viêm gan A là tình trạng nhiễm trùng tại gan do virus HAV gây ra

Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?

Số người mắc bệnh viêm gan A ở Việt Nam nói riêng và ở các quốc gia trên thế giới nói chung đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng do chúng ta chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa. Trong đó, việc nắm rõ về con đường lây nhiễm của virus viêm gan A sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?

Gan là một cơ quan lớn trong cơ thể người và thực hiện nhiều chức năng, trong đó chức năng đào thải độc tố và chất gây hại ra bên ngoài cơ thể là quan trọng nhất. Do đó, khi gan bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại (virus, vi khuẩn…) sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể. Trong đó, bệnh viên gan A do virus HAV gây ra có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể người bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể lây nhiễm virus viêm gan A cho người khác theo nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

  • Đường tiêu hoá: Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh viêm gan B và viêm gan C là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm chủ yếu của virus viêm gan A là qua đường tiêu hoá. Virus viêm gan A tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn. Do đó, khi tiêu thụ những loại thực phẩm hay nước uống có chứa virus HAV, đồ ăn không được nấu chín kỹ thì đây chính là cách trực tiếp nhất để HAV xâm nhập vào cơ thể và gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của gan. Ngoài ra, virus HAV cũng trú ẩn trong bề bơi, môi trường đất, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, nguồn nước…
  • Đường máu: Bệnh viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường máu. Tuy nhiên, đây là phương thức lây nhiễm rất hiếm gặp của virus HAV.
  • Quan hệ tình dục: Thực hiện quan hệ tình dục không an toàn cũng là một yếu tố thuận lợi để virus HAV lây lan.

Hiện nay, số người nhiễm phải virus viêm gan A đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm ra phương thức điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm gan A. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân tránh khỏi bệnh viêm gan A.

Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A 2
Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào là mối quan tâm của nhiều người

Biện pháp phòng bệnh viêm gan A

Virus viêm gan A tồn tại trong môi trường nước bị ô nhiễm nên bệnh thường phát triển mạnh tại các nước đang phát triển. Hiện nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị triệt để bệnh viêm gan A, tuy nhiên đã có vắc xin tiêm phòng viêm gan A. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa viêm gan A hiệu quả nhất là tiêm đầy đủ các mũi vắc xin HepA.

Ở người trưởng thành, vắc xin viêm gan A có hiệu quả ngừa bệnh lên đến 95% và có thể kéo dài trên 20 năm. Đối với trẻ em, hiệu quả phòng ngừa bệnh của vắc xin viêm gan A là khoảng 85% và có thể kéo dài từ 15 - 20 năm. Thời gian và liều lượng tiêm vắc xin viêm gan A ở mỗi đối tượng cụ thể như sau:

  • Trẻ em (từ 1 - 15 tuổi): Liều lượng mỗi mũi vắc xin là 80UI và mũi thứ 2 cách mũi 1 từ 6 - 12 tháng.
  • Trẻ trên 16 tuổi và người trưởng thành: Liều lượng mỗi mũi là 160UI và mũi thứ 2 cách mũi 1 từ 6 - 12 tháng.
Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A 3
Tiêm phòng vắc xin viêm gan A là một biện phòng tránh bệnh hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp khác để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh, cụ thể là:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn hay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch sẽ, rõ nguồn gốc.
  • Giữ gìn môi trường sống luôn được vệ sinh sạch sẽ.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi và tránh ăn đồ sống hay đồ ăn chưa chín kỹ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp vitamin cũng như khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uồng có chứa gas.
  • Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc chuyển hoá tại gan nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Đảm bảo tiêu huỷ chất thải của người bệnh viêm gan A đúng cách để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.
  • Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý và tránh để cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi hay thiếu năng lượng.
  • Kiểm tra sức khoẻ định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm gan A.
Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A 4
Rửa tay sạch với xà phòng trước khi ăn giú phòng ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm gan A mà bạn đọc cần nắm rõ. Đồng thời, thông qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu cũng đã chia sẻ các triệu chứng của bệnh viêm gan A và giải đáp thắc mắc bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả sẽ bảo vệ cơ thể bạn trước virus HAV.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.