Long Châu

Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?

Ngày 25/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

"Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?" là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bởi vì đây là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (HCV) gây viêm gan dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng.

Nghe đến bệnh viêm gan C hầu như ai cũng sợ hãi bởi vì có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương gan và những yếu tố trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ tiên lượng được khả năng phục hồi cũng như sống còn của bệnh nhân. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm gan C, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân mắc viêm gan C và con đường lây nhiễm

Nguyên nhân mắc viêm gan C là do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan khi virus xâm nhập vào máu của người không nhiễm bệnh, thông qua 3 đường chính là đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con qua nhau thai.

Đường máu: Con đường lây nhiễm viêm gan C là do một loại virus lây truyền qua đường máu. Có thể lây qua đường tiêm chích ma túy nếu dùng chung bơm kim tiêm. Hoặc trong trường hợp tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc thiết bị y tế mà không được khử trùng đúng cách. Cũng có thể lây nhiễm qua đường truyền máu nếu không qua sàng lọc.

Đường tình dục: Viêm gan C lây nhiễm thông qua con đường quan hệ tình dục không lành mạnh, không sử dụng các biện pháp an toàn hoặc sử dụng không đúng cách.

Đường từ mẹ sang con: Nếu như người mẹ nhiễm viêm gan C cũng có thể lây truyền sang con. Nếu như tiếp xúc thông thường, ôm hôn và chia sẻ thức ăn hay bú mẹ thì viêm gan C không lây lan.

Triệu chứng bệnh viêm gan C

Có rất nhiều biểu hiện khi mắc viêm gan C. Trường hợp viêm gan C cấp và mãn tính gây tổn thương gan có những dấu hiệu như dễ chảy máu, mệt mỏi, chán ăn, dễ bầm tím.

Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?-1 Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?

Tình trạng vàng mắt vàng da và nước tiểu màu sẫm cũng là những biểu hiện thông thường. Dấu hiệu chướng bụng, ngứa da, phù chân và giảm cân không rõ nguyên nhân. Người bệnh còn cảm thấy buồn ngủ, lú lẫn và sa sút trí tuệ cũng như nổi mạch máu trên da.

Các giai đoạn của viêm gan C

Bệnh viêm gan C có thể trải qua nhiều giai đoạn từ thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 - 6 tháng kể từ lần đầu tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời gian tính trung bình khoảng 45 ngày. Trường hợp viêm gan C cấp tính thì thời gian gây ra các triệu chứng từ khoảng 1 - 3 tháng tính từ khi bắt đầu tiếp xúc với virus và kéo dài vài tuần đến 6 tháng sau khi virus xâm nhập cơ thể. Viêm gan C cấp tính có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc có thể được cơ thể tự loại bỏ.

Nếu như trường hợp viêm gan C mãn tính nếu như cơ thể không thể tự loại bỏ virus sau 6 tháng, tình trạng sẽ diễn tiến trở thành mãn tính. Đây là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và có thể dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan.

Xơ gan

Khi bị viêm gan C những tế bào gan khỏe mạnh dần bị thay thế bởi những mô sẹo và quá trình này kéo dài từ 20 - 30 năm. Tuy nhiên, quá trình có thể diễn ra nhanh hơn nếu người bệnh bị HIV hoặc uống nhiều rượu bia.

Ung thư gan

Để phát hiện bệnh sớm người bệnh cần thăm khám thường xuyên. Bởi vì từ xơ gan dẫn đến ung thư gan ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng.

Những yếu tố rủi ro có khả năng lây nhiễm

Một số trường hợp có khả năng lây nhiễm cao nếu như không biết cách phòng tránh.

Đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe cũng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Bởi vì nhân viên y tế thường tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Có thể nhiễm bệnh nếu kim tiêm bị nhiễm trùng đâm vào da.

Những người đã từng dùng chung bơm kim tiêm chích ma túy và cả người bị nhiễm HIV.

Nếu như những người xăm hình mà không được khử trùng dụng cụ đúng cách cũng có thể bị lây nhiễm.

Kể cả những đối tượng được ghép tạng, truyền máu mà không được kiểm tra trước cũng có nguy cơ lây nhiễm.

Người bị bệnh đông máu, người điều trị chạy thận nhân tạo trong một thời gian dài cũng có nguy cơ mắc phải.

Nếu người mẹ bị viêm gan C, em bé sinh ra cũng có nguy cơ và đối tượng thuộc nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan C cao từ 55 - 75 tuổi.

Xét nghiệm và chẩn đoán viêm gan C

Việc xét nghiệm và chẩn đoán viêm gan C được thực hiện ở các trung tâm y tế. Bác sĩ cần lấy máu xét nghiệm để kiểm tra kháng thể chống HCV. Những protein cơ thể tạo ra này khi xuất hiện virus viêm gan B trong máu và thường xuất hiện sau 12 tuần nhiễm trùng. Kết quả thường có trong vài ngày đến 1 tuần.

Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?-2 Cần xét nghiệm để thực hiện chẩn đoán viêm gan C

Nếu không có virus kết quả âm tính không phản ứng và được coi là không bị viêm gan C. Kết quả dương tính có phản ứng là có kháng thể viêm gan C.

Ngoài ra, cần có một thêm một phương pháp kiểm tra khác để xác định chính xác viêm gan C hay không.

Có thể làm các xét nghiệm HCV RNA. Đây là xét nghiệm định lượng RNA virus trong máu bởi vì nó thường xuất hiện 1 - 2 tuần sau khi nhiễm bệnh. Và kết quả cho thấy có bị viêm gan C hay không.

Một xét nghiệm khác là chức năng gan. Nếu gan bị tổn thương men gan sẽ giải phóng vào máu, nếu có men gan sẽ tăng từ sau 7 - 8 tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Có một số trường hợp men gan bình thường nhưng vẫn nhiễm bệnh.

Cần thiết có thể xét nghiệm chức năng gan, sinh thiết gan để đánh giá mức độ tổn thương gan để có phương pháp điều trị phù hợp.

Biến chứng của viêm gan C

Biến chứng của viêm gan C có thể gây ra như phù chân, chướng bụng và có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Hoặc có thể bị phù mạch máu thực quản hoặc dạ dày. Nếu như bị vỡ gây xuất huyết rất nguy hiểm. Có thể biến chứng sưng lá lách gây giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu, sỏi mật. Biến chứng có thể gây nên tình trạng nhạy cảm hơn với thuốc vì gan không thể lọc chúng khỏi máu. Biến chứng kháng insulin nội tiết tố dẫn đến mắc tiểu đường type II, suy thận và phổi. Có thể gây ung thư gan. Có thể biến chứng não gan giảm trí nhớ, lơ mơ, thậm chí có thể hôn mê.

Biến chứng suy gan do xơ gan tiến triển, chức năng gan ngừng hoạt động.

Viêm gan C có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Câu trả lời viêm gan C có nguy hiểm không có chữa được không là có thể chữa được. Dù vậy nhưng việc chữa trị viêm gan C không dễ dàng. Việc điều trị không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ được hoàn toàn virus. Vì vậy cần giữ gìn sức khỏe và phòng tránh bằng cách không tiếp xúc nguồn bệnh cũng như không dùng chung bơm kim tiêm để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Điều trị viêm gan C

Việc điều trị viêm gan C là để kiểm soát triệu chứng khi viêm gan trở nặng hơn. Nếu như bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, bác sĩ có thể kê toa để loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể như dùng thuốc lợi tiểu hoặc dùng kim để rút chất lỏng ra trong một số trường hợp. Bởi vì sự tích tụ chất lỏng cũng có thể gây nhiễm trùng vì vậy bác sĩ có thể cho dùng kháng sinh uống hoặc chích.

Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?-3 Điều trị viêm gan C là để kiểm soát triệu chứng khi viêm gan trở nặng hơn.

Bác sĩ có thể cho dùng thuốc chẹn beta giảm huyết áp trong tĩnh mạch để giảm áp lực tĩnh mạch.

Nếu như có tình trạng xuất huyết thực quản, bác sĩ sẽ giảm tình trạng phù mạch máu thực quản, ngăn ngừa vỡ mạch máu. Thải độc cho gan bằng cách dùng thuốc và giảm lượng protein.

Nếu như biến chứng thành ung thư gan thì cần được hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật, ghép gan kiểm soát triệu chứng khi gan bị tổn thương khó phục hồi.

Phòng ngừa viêm gan C

  • Việc phòng ngừa viêm gan C là phương pháp tích cực nhất. Việc thay đổi lối sống ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để giữ sức khỏe.
  • Nếu người bệnh bị phù nên giảm muối, không uống rượu.
  • Nếu như cần bổ sung thực phẩm chức năng hay thuốc bổ nào cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho gan. Không có vắc-xin hiệu quả chống lại viêm gan C vì vậy ngăn ngừa nguy cơ lây truyền virus…
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh tiếp xúc máu, vệ sinh sạch sẽ…

Như vậy đã có câu trả lời cho câu hỏi "Viêm gan C có nguy hiểm không?" rồi. Bởi vì không có vắc-xin phòng ngừa viêm gan C nên chúng ta cần bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Nên khám sức khỏe định kỳ để nếu phát hiện, có hướng điều trị sớm và kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm