Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Võng lưng là bệnh lý cong vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này làm cho dáng người trở nên xấu đi và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tổng thể. Người bệnh có rất nhiều các thắc mắc về bệnh, không biết liệu bệnh võng lưng có chữa được không.
Võng lưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến cho dáng bệnh nhân xấu đi và sức khỏe cũng không được tốt. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ về bệnh võng lưng để trả lời cho câu hỏi “Bệnh võng lưng có chữa được không?”.
Võng lưng hay ưỡn cột sống là một dạng rối loạn cột sống chỉ xảy ra khi các đốt sống vùng thắt lưng cong ra phía trước quá mức. Người bị võng lưng rất dễ dàng để nhận biết với các dấu hiệu rõ ràng như:
Võng lưng không chỉ làm cho dáng người xấu đi mà còn gây ra những cơn đau bao gồm đau lưng dưới, đau chân, đau hông và các vấn đề về dáng đi. Ngoài ra, võng lưng cũng có thể gây kích ứng khớp SI, gây viêm. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng khác như đau lan xuống mông, chân bị yếu và tê hoặc ngứa ran.
Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh võng lưng:
Tỷ lệ bị mắc võng lưng ở trẻ em đã có sự khiếm khuyết ở bộ phận cột sống ngay từ khi sinh ra là rất cao. Sự khiếm khuyết ở các đốt sống sẽ trượt dần về phía trước theo thời gian gây chèn ép lên dây thần kinh, khiến cho tình trạng ưỡn cột sống trở nên nặng hơn.
Các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây nên tình trạng võng lưng như ngồi không đúng tư thế, tập gym không đúng tư thế, ngồi quá nhiều,... Riêng đối với nữ giới, khả năng bị võng lưng cao là do đi giày cao gót thường xuyên hoặc hệ quả sau sinh.
Các chấn thương xảy ra ở phần cột sống thắt lưng như các chấn thương thể thao, té ngã từ trên cao, tai nạn,... làm phần nối các đốt sống bị gãy khiến phần thắt lưng bị cong vẹo thì có nguy cơ rất cao để lại di chứng võng lưng sau này. Trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển xương khớp cũng có thể gặp phải điều này nhưng chấn thương sẽ làm vùng này bị tổn thương và không thể phát triển lành lặn.
Các yếu tố khác cũng có thể khiến bạn mắc bệnh võng lưng như thừa cân béo phì, nghiện chất kích thích, loãng xương, bị cứng khớp háng, rối loạn thần kinh - cơ hoặc ảnh hưởng di chứng hậu phẫu thuật cắt cung sau cột sống cổ. Do cơ bụng, đùi sau, cơ mông yếu, các nhóm cơ lưng dưới và cơ gập hông bị căng cứng.
Dù không quá nguy hiểm nhưng võng lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể:
Bệnh võng lưng không nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa trị nhưng thời gian và hiệu quả chữa trị sẽ phụ thuộc rất nhiều vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tùy vào từng trường hợp sẽ có phác đồ điều trị phù hợp như:
Mặc áo nắn chỉnh hình cột sống
Thông qua áo chỉnh hình, xương sẽ được uốn nắn về đúng đường cong sinh lý. Phương pháp này thường sẽ phù hợp với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên vì xương đang trong quá trình phát triển, dễ uốn nắn.
Các bài tập chữa võng lưng
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để luyện tập các bài tập cải thiện võng lưng sao cho đúng. Bạn có thể tham khảo tập bài tập Plank, bài tập Arm - Leg Raise, bài tập Lunge, Bulgarian Split Squat,...
Phẫu thuật
Đối với trường hợp nặng, bệnh lý quá ảnh hưởng tới cuộc sống hoặc các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả thì sẽ cần can thiệp phẫu thuật.
Nắn chỉnh cột sống Chiropractic
Đây là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống bằng cách dùng lực nhẹ nhàng để nắn chỉnh cấu trúc cột sống sai lệch về đúng vị trí, khôi phục chức năng vận động của cột sống, cải thiện tình trạng võng lưng một cách tích cực.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh võng lưng có chữa được không?” mà nhà thuốc Long Châu gửi tới bạn đọc. Không thể chủ quan với tình trạng võng lưng, nếu cơ thể của bạn đang có các dấu hiệu của tình trạng này, hãy đi thăm khám để được can thiệp, hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh khiến cho cơ thể gặp các biến chứng nguy hiểm không mong muốn nhé!
Xem thêm: Làm sao để biết mình bị võng lưng? Lưu ý và cách điều trị
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.