Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau cơ: Dấu hiệu và cách điều trị, phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau cơ còn hiểu đơn giản là đau nhức trong cơ. Bệnh liên quan đến một vùng nhỏ hay toàn bộ cơ thể với mức độ từ nhẹ đến nặng. Hầu hết những cơn đau thường hết sau một thời gian ngắn, một số trường hợp bệnh có thể tồn tại lâu hơn. Đau cơ có thể gặp ở bất cứ đâu trong cơ thể, gồm đau cơ bắp chân, đau cơ bắp tay, đau bắp chân, đau cơ đùi, cổ, lưng, thậm chí tay.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Đau cơ là gì? 

Đau cơ (hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp) là tình trạng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Vì cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.

Do đó, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân,... và đôi khi bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp ở nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cơ

Bên cạnh việc đau nhức và khó chịu ở cơ, một số người có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Căng cứng và mất sức ở khu vực bị ảnh hưởng;
  • Sốt;
  • Phát ban;
  • Các vết như vết cắn trên da;
  • Chóng mặt;
  • Khó thở;
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, đỏ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau nhức cơ không phải lúc nào cũng vô hại và trong một số trường hợp, điều trị tại nhà không thể giải quyết được nguyên nhân cơ bạn. Đau cơ cũng có thể là một dấu hiệu nào đó cho thấy cơ thể bạn có gì đó không ổn.

Bạn nên cần gặp bác sĩ khi bị đau cơ kèm theo những triệu chứng sau:

  • Cơn đau không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà.
  • Đau cơ dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Đau cơ kèm theo phát ban.
  • Đau cơ xảy ra khi bị côn trùng cắn.
  • Đau cơ kèm theo đỏ hoặc sưng.
  • Cơn đau xuất hiện ngay sau khi đổi thuốc.
  • Cơn đau xảy ra khi nhiệt độ tăng cao.

Ngoài ra, khi gặp những dấu hiệu sau đây kèm theo đau nhức cơ bản cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Giảm lượng nước tiểu hoặc đột ngột giữ nước;
  • Khó nuốt;
  • Nôn mửa hoặc sốt;
  • Khó thở;
  • Cứng ở vùng cổ của bạn;
  • Cơ bắp yếu;
  • Không có khả năng di chuyển vùng bị ảnh hưởng của cơ thể.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đau cơ

Thông thường, những người bị đau cơ có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Căng thẳng: Căng thẳng khiến cho cơ thể giảm bớt khả năng chống lại bệnh tật. Ở những người đang cảm thấy không khỏe và căng thẳng kéo dài, đau cơ có khả năng xảy khi cơ thể phải cố gắng để chống lại viêm hay nhiễm trùng.
  • Căng cơ: Căng cơ, bong gân hay các chấn thương khác có khả năng gây đau cơ và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Một khu vực sẽ trở nên cứng và đau nếu bị tổn thương. Các động tác kéo căng cơ cũng khiến gây đau nhức cơ bắp. Một số tình trạng căng cơ và bong gân có khi không cần điều trị nhưng bạn nên nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc sử dụng túi chườm ấm để giảm bớt triệu chứng sưng, viêm.
  • Vận động quá sức: Tập luyện thể dục quá mức có thể dẫn đến cứng và đau cơ. Các yếu tố sau đây thường khiến cơ dễ bị đau hơn khi tập luyện: Chưa có thói quen tập thể dục trước đây, thử một bài tập mới, tập luyện với cường độ cao hoặc thời gian kéo dài hơn bình thường, không khởi động hoặc giãn cơ đúng cách trước khi tập.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Một người có thể bị đau nhức cơ bắp khi không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống. Vitamin D đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo các cơ bắp hoạt động. Ngoài ra, vitamin D còn giúp hấp thu canxi nên nếu thiếu hụt vitamin này trong cơ thể sẽ dẫn đến hạ canxi máu. Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp, ảnh hưởng đến xương và các cơ quan cũng như cơ bắp.
  • Thiếu nước: Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến đau cơ. Do đó, bổ sung đủ nước sẽ giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Mất nước khiến các chức năng thiết yếu như thở và tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
  • Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: Thiếu máu, viêm cơ, bệnh đa xơ cưng, đau xơ cơ, đau cách hồi( đau từng cơn)…

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải đau cơ?

Hầu như bất cứ ai cũng đã từng mắc phải bệnh đau cơ. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau cơ

Nhiều tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ, ví dụ như chấn thương khi vận động, hệ thống cơ xương vận động quá mức thường ngày và tình trạng viêm nhiễm cơ.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau cơ

Nhiều kỹ thuật có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cơn đau, gồm có khám lâm sàng, dùng công cụ đo mức độ đau và test hình ảnh. Những kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:

  • CT hoặc CAT scan;
  • MRI (cộng hưởng từ);
  • Chụp hình gian đốt sống;
  • Tủy đồ;
  • EMG, còn được gọi là điện cơ, là chẩn đoán để đánh giá sức khỏe của cơ và tế bào thần kinh cơ;
  • Xạ hình xương.

Phương pháp điều trị đau cơ hiệu quả

Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân bệnh lý gây ra đau cơ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về phương pháp điều trị. Điều trị đau cơ hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Một số phương pháp có thể được chỉ định như sau:

Phương pháp R.I.C.E được nhiều người áp dụng để điều trị các triệu chứng đi kèm với đau cơ.

  • R (Rest) – Nghỉ ngơi: Để cho khu vực bị tổn thương nghỉ ngơi và dừng các hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến chỗ đau.
  • I (Ice) – Chườm lạnh: Sử dụng túi chứa đá viên để chườm lên khu vực ảnh hưởng để giảm đau và sưng. Chườm trong vòng 25–20 phút/lần và thực hiện khoảng 3 lần/ngày.
  • C (Compression) – Băng thun: Sử dụng băng thun đàn hồi băng bó xung quanh khu vực đau nhức để giúp giảm sưng tấy.
  • E (Elevation) – Đưa lên cao: Nếu có thể, hãy đưa cao vị trí bị đau nhức như tay, chân lên cao để giảm thiểu quá trình viêm.

Một vài biện pháp giúp giảm đau nhức cơ tại nhà hữu hiệu khác bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen.
  • Kéo giãn nhẹ nhàng các cơ bị căng cứng.
  • Tham gia vào các hoạt động thư giãn, giúp giảm bớt căng thẳng chẳng hạn như tập yoga, thiền…

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau cơ

Chế độ sinh hoạt

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Co duỗi cơ trước và sau khi vận động.
  • Bắt đầu với quá trình làm nóng hay thả lỏng trong bài tập của bạn.
  • Uống đủ nước đặc biệt vào ngày bạn vận động nhiều.
  • Tham gia tập luyện thể thao để thúc đẩy cơ bắp vận động tối ưu.
  • Đứng dậy và thư giãn cơ thường xuyên nếu bạn làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều.

Đau cơ là triệu chứng thường gặp và có thể phòng tránh được. Khi mới bắt đầu tập luyện thể thao, bạn nên trao đổi với huấn luyện viên để lựa chọn những bài tập vừa sức và thực hiện đúng các động tác. Bạn cần tránh tập luyện quá sức để dẫn đến tai nạn thể thao như bong gân, đau cơ.

Đau cơ gây ra do thuốc hoặc ngộ độc không thường gặp, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sĩ khi gặp bất cứ phản ứng phụ nào của thuốc. Và nếu chẳng may đau cơ xảy ra, bạn cần nghỉ ngơi và giảm cường độ vận động để giảm đau và cải thiện tổn thương.

Chế độ dinh dưỡng

  • Uống đủ nước và ăn uống đa dạng, bổ dưỡng là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và cũng có thể giúp giảm nguy cơ đau cơ.
  • Để giữ đủ nước, một người nên uống nước lọc mỗi ngày, thử các loại trà thảo mộc,…
  • Nên nghỉ ngơi và giữ đủ nước trong khi tập thể dục.

 Phương pháp phòng ngừa đau cơ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên nhưng tập ở mức độ vừa phải.
  • Khởi động và hạ nhiệt trước và sau khi tập thể dục.
  • Giãn cơ trước và sau khi tập luyện giúp phục hồi và tăng cường sức mạnh cho bắp chân, do đó ngăn ngừa đau và chấn thương. Ví dụ, khởi động của bạn có thể bao gồm nhảy dây hoặc chạy bộ nhẹ nhàng tại chỗ. Vấn đề là để cơ bắp của bạn hoạt động dễ dàng hơn là bắt đầu đột ngột.
  • Tăng dần bài tập thể dục dần dần, tránh tăng đột ngột sẽ dẫn đến chuột rút và chấn thương.
  • Mang giày phù hợp trong quá trình tập và mặc đồ áo ấm trong thời tiết lạnh.
  • Uống đủ lượng nước.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.

Các bệnh liên quan

  1. Thoái hóa khớp khuỷu tay

  2. Vẹo xương sống tự phát

  3. Viêm xương sọ

  4. Viêm đa khớp

  5. Đau lưng

  6. Hội chứng mông chết

  7. U trong ống sống

  8. Trật khớp cùng đòn

  9. Rạn xương

  10. Đau cổ tay sau sinh