Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị

Ngày 24/07/2022
Kích thước chữ

Ngày nay, tỉ lệ người bị thoái hóa cột sống thắt lưng ngày một tăng do công việc văn phòng ngày càng nhiều áp lực. Vậy dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thoái hoá cột sống thắt lưng có thể xem như một căn bệnh mãn tính. Chúng khiến người mắc phải thường xuyên bị đau và gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Tổng quan bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Theo nghiên cứu của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) có hơn 85% những người trên 60 tuổi hầu như đều bị thoái hóa đốt sống thắt lưng.

Thoái hoá cột sống thắt lưng thường sẽ diễn ra ở các phần của cột sống như sau:

  • Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng gây đau phần phần lưng dưới.
  • Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra (Multilevel spondylosis) tác động xấu đến nhiều phần của cột sống.

Ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là khác nhau giữa những bệnh nhân khác nhau, nhưng nhìn chung chúng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị 1 Hầu như những người trên 60 tuổi đều mắc phải bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bắt nguồn do đâu?

Nguyên nhân của bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng thường bắt nguồn từ việc thoái hoá cột sống sụn khớp và đĩa đệm nên phải thường xuyên chịu áp lực lớn trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, xương dưới sụn bị tổn thương, từ đó làm giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng

Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng liên quan đến tuổi tác sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Ngược lại thì một số người sẽ có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột cũng có thể làm các triệu chứng xuất hiện.

Các dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến thường là cứng khớp và đau nhẹ. Nếu người bệnh không cử động hay hạn chế vận động trong một thời gian dài như ngồi quá lâu thì triệu chứng đau của bệnh sẽ nặng thêm.

Một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Đau vùng thắt lưng: Người bệnh thường đau vùng lưng dưới liên tục trong 6 tuần, cơn đau có thể lan rộng xuống mông và hai chi dưới và đau nhiều hơn khi người bệnh vặn mình, nâng nhấc đồ vật hoặc thời tiết thay đổi. Các cơn đau thường chia thành từng đợt và kéo dài.
  • Bị cứng cột sống, hạn chế vận động: Những cơn đau khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong quá trình vận động, thậm chí không thể vặn mình hay cúi người được.
  • Tê bì chân tay: Người bệnh thường cảm thấy tê bì chân tay về đêm, sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi, dẫn đến gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Yếu hoặc teo cơ chi dưới: Tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây teo cơ chi dưới. Lúc này, nhóm cơ bị teo cũng dần bị yếu đi, từ đó làm cho người bệnh khó giữ thăng bằng khi đứng hoặc di chuyển. Đây cũng là biểu hiện cho thấy bệnh đang ở mức độ nghiêm trọng.
  • Khó kiểm soát bàng quang và ruột: Khi xuất hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt vì đây là một trong những dấu hiệu bệnh đã chuyển nặng.
Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị 2 Người bị thoái hoá cột sống thắt lưng thường đau nhức ở vùng này

Biện pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, hầu hết thường áp dụng cho các trường hợp bệnh thoái hoá cột sống nhẹ, thỉnh thoảng bị cứng, đau và không cần điều trị.

Chăm sóc tại nhà

Nếu bị đau người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể hỗ trợ giảm đau.
  • Thực hiện hoạt động thể chất: Tập các bài tập thể dục tác động mức độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó hỗ trợ nâng đỡ cột sống.
  • Chú ý thay đổi và cải thiện tư thế ngồi, đi, đứng.
  • Thức hiện tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
  • Nghỉ ngơi khi có triệu chứng bị đau.

Phương pháp điều trị thay thế

Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị thay thế dưới đây để kiểm soát và giảm các dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng như:

  • Châm cứu, xoa bóp.
  • Nắn chỉnh cột sống.
  • Điều trị bằng siêu âm.
  • Kích thích điện.

Điều trị bằng thuốc

Nếu tình trạng đau nhiều hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc:

  • Thuốc giảm đau có kê đơn.
  • Thuốc giãn cơ để giảm co thắt.
  • Thuốc giảm đau thần kinh.
  • Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm nến tình trạng đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có tác dụng phụ, do đó bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế sử dụng.
Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị 3 Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để làm giảm các cơn đau nặng

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng có các triệu chứng nặng và kéo dài, đồng thời các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Hoặc trong trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến hiện tượng tê liệt nghiêm trọng, bệnh nhân bị yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được phẫu thuật kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng cũng như các dấu hiệu của chúng. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên của nhà thuốc Long Châu, quý độc giả đã có thêm kiến thức để nhận biết căn bệnh kịp thời và có biện pháp điều trị phù hợp

 Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin