Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Ngày 11/08/2023
Kích thước chữ

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng cho tim, mạch máu, não, mắt,... Chế độ ăn uống với người bị chứng tăng huyết áp rất quan trọng. Đây là lý do nhiều người muốn biết tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Người bị tăng huyết áp không những cần dùng thuốc đúng chỉ cần của bác sĩ mà còn phải đặc biệt lưu ý trong vấn đề ăn uống. Có những loại đồ ăn, thức uống với người bình thường rất tốt nhưng với bệnh nhân tăng huyết áp lại không. Vậy tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đi khắp cơ thể. Đơn vị đo huyết áp là mmHg, được xác định bằng 2 chỉ số và thường được viết dưới dạng phân số gồm:

  • Huyết áp tâm thu là chỉ số là huyết áp tối đa hay huyết áp cao nhất trong mạch máu. Đây là áp lực máu lên thành động mạch khi tim ở trạng thái co bóp. Chỉ số này phụ thuộc vào từng độ tuổi, thường từ 90 đến 140mmHg.
  • Huyết áp tâm trương hay huyết áp thấp nhất là áp lực máu lên thành mạch khi tim được thả lỏng. Nó biểu hiện là số nhỏ hơn và ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Mức huyết áp tâm trương thường từ 50 - 90 mmHg tùy độ tuổi.
tang-huyet-ap-uong-nuoc-chanh-duoc-khong-0.jpg
Kiểm tra huyết áp để biết tình trạng huyết áp cao hay thấp

Tăng huyết áp là gì?

Trước khi tìm hiểu tăng huyết áp uống nước chanh được không, chúng ta nên biết tăng huyết áp là gì. Tăng huyết áp hay cao huyết áp là khi áp lực máu lên thành động mạch tăng cao. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tổn thương đến tim mạch, thị lực, thận và là nguyên nhân gây nhiều bệnh mãn tính. Tăng huyết áp cũng là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm trên toàn cầu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Ở người khỏe mạnh bình thường, huyết áp ban ngày sẽ cao hơn ban đêm. Khi vận động, tập thể thao, căng thẳng, xúc động mạnh, huyết áp cũng sẽ tăng cao. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường lạnh dẫn đến co mạch hoặc người dùng thuốc co mạch cũng có thể bị tăng huyết áp. Môi trường nhiệt độ cao hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp. Người có thói quen ăn mặn cũng dễ bị tăng huyết áp.

Trong trường hợp tăng huyết áp hay cao huyết áp bệnh lý, các nguyên nhân được xác định như:

  • Các bệnh về thận như: Bệnh hẹp động mạch thận, bệnh thận mãn tính, bệnh thận cấp tính, u tủy thượng thận;
  • Các hội chứng như: Hội chứng Conn, hội chứng Cushing’s, chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Các bệnh liên quan đến tuyến giáp, tuyến yên;
  • Hẹp eo động mạch chủ;
  • Bệnh Takayasu;
  • Nhiễm độc thai nghén;
  • Rối loạn tâm thần.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp như lối sống ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thừa cân béo phì, căng thẳng stress, người trên 65 tuổi. Những người có tiền sử gia đình có người tăng huyết áp cũng nằm trong nhóm có nguy cơ cao.

tang-huyet-ap-uong-nuoc-chanh-duoc-khong-2.jpg
Tăng huyết áp là mối nguy cho sức khỏe

Triệu chứng nhận biết tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp có thể gặp các triệu chứng điển hình như:

  • Thường đau nhức đầu, nhất là vào thời điểm sáng sớm;
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường;
  • Dễ bị chảy máu cam;
  • Thị lực bị thay đổi;
  • Triệu chứng ù tai cũng khá thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp;
  • Nếu bị tăng huyết áp nặng, người bệnh có thể gặp cả triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi, lú lẫn, đau tức ngực, hồi hộp, chân tay run.

Có một thực tế, số lượng người biết mình bị tăng huyết áp và chủ động phòng tránh như việc tìm hiểu tăng huyết áp uống nước chanh được không chỉ chiếm khoảng 50%. Gần 50% người bị bệnh tăng huyết áp không hề biết mình bị bệnh. Đây là lý do tăng huyết áp được ví như sát thủ thầm lặng. Không thiếu trường hợp bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng cho đến khi người bệnh gặp biến chứng suy thận, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Uống nước chanh có tác dụng gì?

Việc uống nước chanh với người có sức khỏe bình thường vốn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Vitamin C trong chanh cũng các chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cảm cúm, cảm lạnh hoặc rút ngắn thời gian bị cảm.
  • Trong chanh có chất xơ hòa tan pectin giúp người uống nước chanh có cảm giác no, hạn chế ăn vặt và ăn nhiều nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Cũng chính chất xơ pectin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, tốt cho việc kiểm soát đường huyết.
  • Vitamin C và các hợp chất thực vật trong nước chanh hỗ trợ giảm cholesterol trong máu.
  • Acid citric có tác dụng tăng pH nước tiểu, tăng lượng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong chanh giúp làm chậm quá trình lão hóa da, tăng cường miễn dịch của làn da, giúp da tươi trẻ và sáng màu.
  • Uống nước chanh mang đến hơi thở tươi mát, phòng ngừa hôi miệng.
  • Nước chanh có tác dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
tang-huyet-ap-uong-nuoc-chanh-duoc-khong-3.jpg
Nước chanh có nhiều lợi ích cho cả huyết áp và sức khỏe tổng thể

Tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Vì nước chanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, nên ngay cả bệnh nhân cao huyết áp cũng muốn uống nước chanh. Nhưng điều khiến họ băn khoăn là tăng huyết áp uống nước chanh được không? Với thắc mắc này, câu trả lời của các bác sĩ là hoàn toàn có thể.

Trong nước chanh có chứa hàm lượng khá lớn kali. Đây là khoáng chất có tác dụng giảm căng thẳng cho thành mạch máu nên có thể ổn định huyết áp. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước chanh cũng magie, limonene cũng tốt cho người bị tăng huyết áp.

Uống nước chanh đủ lượng và đúng cách giúp tăng khả năng đàn hồi của mạch máu. Việc này cũng giúp giảm áp lực của dòng máu lên thành mạch. Ngoài ra, uống nước chanh thường xuyên cũng giúp phòng ngừa bệnh suy tim. Vitamin C cùng các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong chanh tươi trung hòa các gốc tự do. Đây là cách mà nước chanh giúp cơ thể chúng ta loại bỏ được phần nào tác nhân gây xơ cứng thành mạch - một nguyên nhân gây ra triệu chứng tăng huyết áp.

Cách uống nước chanh hạ huyết áp

Khi đã biết tăng huyết áp uống nước chanh được không, người bị tăng huyết áp đã có thể yên tâm thưởng thức loại nước uống này. Và dưới đây là cách pha nước chanh hạ huyết áp người bệnh cần biết:

Pha nước chanh ấm, uống khi tăng huyết áp: Lưu ý, nước chanh để hạ huyết áp không thêm đường và muối. Cả đường và muối đều là nguyên liệu làm tăng huyết áp. Nếu thêm 2 nguyên liệu này vào nước chanh, chứng tăng huyết áp sẽ càng thêm trầm trọng.

tang-huyet-ap-uong-nuoc-chanh-duoc-khong-1.jpg
Uống nước chanh cần đảm bảo đúng cách, không uống quá nhiều mới tốt cho sức khỏe

Uống nước sắc chanh tươi, cần tây và hành: Bạn dùng 1 quả chanh tươi, 1 củ hành tím, 300g cần tây, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi nấu cùng nửa lít nước lọc. Nấu đến khi nước thuốc cô lại còn khoảng 1 chén thì tắt bếp, để nguội bớt rồi uống. Bài thuốc này giúp khắc phục cả chứng cao huyết áp và rối loạn tiền đình. Bệnh nhân có thể dùng đều đặn mỗi tháng 1 lần.

Nếu người bị tăng huyết áp đang mắc các bệnh lý về dạ dày, hãy cân nhắc việc uống nước chanh. Lượng acid tự nhiên trong nước chanh có thể khiến bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thêm trầm trọng.

Vậy tăng huyết áp uống nước chanh được không? Nếu không bị đau dạ dày, bạn có thể dùng nước chanh nếu muốn ổn định huyết áp. Nhưng điều kiện là bạn phải biết dùng đúng cách và đủ lượng. Người bệnh nên kết hợp dùng thuốc trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin