Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chó là vật nuôi khá quen thuộc trong nhiều gia đình, vì thế không ít trường hợp bị chó dại cắn đã xảy ra. Vậy bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
Khi bị chó dại cắn, nhiều người thường có tâm lý hốt hoảng, lo lắng. Tuy nhiên, cần giữ tâm trạng bình tĩnh và xử lý đúng phác đồ điều trị sẽ giúp bạn an toàn. Hai bước quan trọng hàng đầu là sơ cứu vết thương và tiêm phòng dại. Vậy bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những nguy hiểm nếu không may bị chó dại cắn.
Sau khi bị chó dại cắn, vắc-xin phòng dại nên được tiêm ngay tại trung tâm y tế gần nhất. Vết thương do cắn là đường nhập của virus dại vào cơ thể, và tiêm phòng sớm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Mặc dù có ý kiến cho rằng nếu con chó còn sống và khỏe mạnh từ 10 đến 15 ngày sau khi cắn thì không cần tiêm, nhưng vì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài và rủi ro phát triển bệnh cao, nên tiêm phòng ngay sau khi bị cắn là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn.
Bệnh dại ủ bệnh bao lâu? Dựa trên các nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, sau khi bị chó dại cắn, thời gian ủ bệnh dại ở người có thể kéo dài từ 2 - 8 tuần, thậm chí một số trường hợp kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương cũng như lượng vi rút dại được truyền sang người. Đến thời điểm bệnh tình phát tác, khả năng cứu sống người bị chó dại cắn gần như rất ít.
Nếu tiêm phòng trong vòng 6 giờ được gọi là tiêm phòng sớm, tiêm sau 6 giờ là tiêm phòng muộn. Đây được xem là thời gian tối thiểu tiêm phòng dại sau khi bị chó dại cắn mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Tùy theo vết thương có chảy máu hay không, tổn thương của vết rách trên da đến đâu, vị trí vết thương gần hay xa thần kinh trung ương, tình trạng sức khỏe của chính cá thể chó đã cắn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ tiêm vắc xin phòng dại, vắc xin phòng uốn ván hay huyết thanh kháng dại phù hợp nhất.
Bạn cần lưu ý tuyệt đối không áp dụng các biện pháp phòng bệnh dại được đồn đại trong dân gian như: Xoa dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt xay, đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam để xử lý vết thương. Việc này không những không phòng được bệnh mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng.
Cho đến nay, y học đã khẳng định giải pháp hữu hiệu nhất là thực hiện đúng cách các bước sơ cứu khi bị chó dại cắn và tiêm phòng vắc xin kịp thời ngay trong những giờ đầu tiên. Theo khuyến cáo, sau khi bị chó dại cắn, bạn cần xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước, sau đó sát khuẩn bằng cồn và nước sát trùng. Việc này có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút dại xâm nhập vào cơ thể.
Sau đó, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng vắc xin. Lưu ý phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất, tiêm đúng liều lượng, khoảng cách giữa các mũi tiêm, vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 - 8 độ C. Ngoài ra, bạn cần nhớ không được làm việc quá sức, không uống rượu hoặc dùng các chất kích thích trong thời gian tiêm, không dùng các thuốc corticoides làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc xin phòng dại trong thời gian 6 tháng.
Biểu hiện chó bị bệnh dại rất khác với chó có sức khỏe bình thường. Do đó, khi bị chó cắn, nếu bạn để ý kỹ các biểu hiện của chó, bạn sẽ nhận biết được nó có bị dại hay không. Thông thường, chó dại có 2 thể chủ yếu là thể dại điên cuồng và thể dại câm. Mỗi thể sẽ có các biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Chó bị thể dại điên cuồng thường có các biểu hiện sau:
Nếu chó mắc thể dại câm, nó sẽ không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như ở trên mà chỉ có biểu hiện ủ rũ, buồn rầu. Chó có thể bị bại liệt ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra ngoài, nước dãi chảy lòng thòng. Chó không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng. Với thể dại này, thông thường chó sẽ chết vài ngày sau đó, do vi rút tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cách xử lý khi bị chó dại cắn cũng như giải đáp băn khoăn bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng. Bệnh dại là căn bệnh có thể lây từ chó sang người, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Do đó, khi không may gặp tình huống này, bạn nên tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt, nhằm ngăn ngừa những nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.