Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị chuột cắn có sao không? Phải làm sao khi bị chuột cắn?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Chuột là loài gặm nhấm quen thuộc và hầu như có mặt ở khắp mọi nơi. Chúng ưa sống ở nơi ô nhiễm, nhiều rác thải nên cơ thể chúng mang nhiều mầm bệnh. Vậy bị chuột cắn có sao không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Long Châu để tìm câu trả lời phù hợp.

Khi bị chuột cắn nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng chúng vô hại với con người, chuột chỉ cắn phá làm hư hỏng đồ đạc. Tuy nhiên, chuột là loài động vật thường ẩn trú ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh,... nên chúng là một trung gian dễ lây lan các mầm bệnh và vi khuẩn.

Bị chuột cắn chảy máu có sao không?

Chuột là loài động vật dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm. Khi bị chuột cắn, có thể bạn sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:

Bệnh Sodoku

Bệnh nhân bị Sodoku thường là do nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, thường là từ 5-30 ngày sau khi chuột cắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài từ 1 – 2 tháng rồi dẫn đến tử vong, tỉ lệ tử vong là từ 6 – 10%.

Bệnh dịch tễ

Dịch tễ thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp ở Mỹ và thỉnh thoảng là ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang con người thông qua vết cắn hoặc cào của con chuột bị nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nhiễm bệnh khác ít gặp hơn đó là người tiếp xúc với các con chuột bị bệnh trong phòng thí nghiệm nhưng không đeo găng tay bảo hộ. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 10 ngày, bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột.

Bệnh sốt Haverhill

Sốt Haverhill là do Streptobacillus moniliformis gây nên, chúng thường lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn nhiều so với bệnh Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không vỏ bao, không di động, đa hình thể. Chúng thường có dạng hình cầu, oval, thoi hoặc một số trường hợp sẽ cuộn thành hình khối. Streptobacillus moniliformis thường được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.

Bị chuột cắn có sao không? Cần làm gì khi bị chuột cắn?1

Sốt Haverhill là bệnh sốt thường gặp khi bị chuột cắn

Người bệnh sốt Haverhill sẽ có những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da ở gan bàn chân, bàn tay sẽ xuất hiện các ban xuất huyết. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim,…

Nhiễm Virus Hanta

Khi bị chuột cắn, bạn có thể bị nhiễm virus Hanta, đây là loại virus gây bệnh cho con người. Nguyên nhân chính thường là do bị cắn hoặc hít phải virus tồn tại trong không khí được tạo ra từ chất thải của con chuột đã bị nhiễm virus. Phần lớn bệnh sẽ bộc phát trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta có hai dạng:

Hội chứng phổi (HPS):

  • Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng giống với bệnh cúm bình thường như: sốt, ho, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, nhức đầu, suy nhược cơ thể,….
  • Khoảng từ 4 – 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu chuyển biến nặng hơn: sốt cao, khó thở, thở gấp,… thậm chí là bị suy hô hấp.

Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS):

  • Bệnh nhân bị hạ huyết áp và rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.
  • Sốt, đau cơ kéo dài từ 3 – 5 ngày.
  • Hạ huyết áp, giảm tiểu cầu và vô niệu.
  • Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân là từ 5 – 10% tùy từng giai đoạn bệnh.

Làm gì khi bị chuột cắn?

Ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức:

  • Nhanh chóng rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Lưu ý nên làm sạch sâu vết thương, hãy rửa sạch xà phòng để tránh tình trạng bị kích ứng xà phòng.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương để hạn chế việc vết thương bị nhiễm trùng như sưng đỏ, chảy mủ,…
  • Lau khô và băng vết thương bằng gạc sạch nhằm tránh tình trạng chảy máu. Những vết cắn của chuột có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng nên bạn có thể bôi thêm thuốc mỡ có chứa kháng sinh vào vị trí vết thương để tránh viêm nhiễm.
  • Tìm đến bác sĩ, cần thiết thì có thể tiêm phòng uốn ván hoặc khâu vết thương nếu bị cắn rộng và sâu.
  • Nếu bắt được con chuột đã cắn bạn thì bạn có thể giữ lại và theo dõi nó xem có bị nhiễm bệnh hay không, hoặc mang chúng đến bác sĩ chung với bạn.

Bị chuột cắn có sao không? Cần làm gì khi bị chuột cắn?2

Nhanh chóng rửa sạch rồi lau khô vết thương do chuột cắn để tránh nhiễm trùng

Một số phương pháp phòng tránh bị chuột cắn

Bạn có thể đề phòng tình trạng bị chuột cắn bằng một số phương pháp dưới đây như:

  • Luôn giữ gìn và dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không chất nhiều đồ đạc không cần thiết vào một chỗ để hạn chế tạo thành ổ chuột.
  • Thường đóng kín các cửa tủ để chuột không xâm nhập vào tủ và trú ẩn.
  • Giữ thức ăn thừa đúng cách để không thu hút chuột vào nhà.
  • Khi dọn dẹp nhà cửa nên dùng găng tay, khẩu trang để tránh sự tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân chuột.
  • Dùng nước tẩy rửa để lau sạch những nơi bị ô nhiễm nếu bạn phát hiện phân chuột hoặc nước tiểu chuột, sau đó lau lại bằng nước sạch và để khô ráo.
  • Hạn chế quét khô những nơi có phân và nước tiểu chuột vì dễ hít phải bụi mang virus của con chuột gây bệnh.

Bị chuột cắn có sao không? Cần làm gì khi bị chuột cắn?3

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để chuột không có cơ hội trú ngụ trong nhà

Hy vọng qua bài viết trên đã có thể giải đáp cho quý đọc giải câu hỏi: “Chuột cắn có sao không?” Bài viết sẽ giúp bạn có kiến thức để xử lý kịp thời nếu không may bản thân bị chuột cắn. Bài viết cũng đề cặp một số phương pháp đề phòng bọn chuột lộng hành trong tổ ấm của bạn, hạn chế tối đa trường hợp chuột quấy rối và cắn phá.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin