Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu: Khi nào cần đến bệnh viện?

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Bà bầu bị đau hông khi mang thai là tình trạng tương đối phổ biến trong thời gian mang thai, xuất hiện nhiều vào kỳ tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Vậy bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu có phải bất thường không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bị đau hông khi mang thai là tình trạng bình thường và xuất hiện nhiều vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Do là tình trạng phổ biến nên cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Vào 3 tháng đầu của thai kỳ, tình trạng đau hông cũng có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới hiện tượng bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu? Làm thế nào để giảm thiểu cơn đau? Và khi nào cần vào viện kiểm tra? Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu do nguyên nhân nào?

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau hông khi mang thai, bao gồm:

Tư thế nằm, ngồi không phù hợp

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau hông khi mang thai trong 3 tháng đầu chính là nằm hoặc ngồi sai tư thế. Tình trạng đau nhức này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn vào các tháng giữa và cuối của thai kỳ khi người mẹ tăng cân nhanh chóng, thai nhi cũng phát triển to lên.

Để hạn chế sự diễn tiến của các cơn đau nhức hông, bạn hãy tự điều chỉnh lại tư thế nằm, tư thế ngồi của mình. Hãy ngồi thẳng lưng hoặc sử dụng gối để kê lưng. Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là không nằm gối quá cao hoặc gối quá thấp, cũng như không nên chỉ nằm nghiêng một bên. Ngoài ra, thai phụ cũng cần hạn chế mang vác các vật dụng quá nặng.

bi-dau-hong-khi-mang-thai-3-thang-dau-khi-nao-can-den-benh-vien-01.jpeg
Tư thế ngồi không đúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau hông

Sự tăng sinh của nội tiết tố relaxin

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng đau nhức hông là sự gia tăng của nội tiết tố relaxin trong thời kỳ mang thai. Relaxin là nội tiết tố có nhiệm vụ làm mềm các mô kết nối xương trên khắp cơ thể. Khi lượng nội tiết tố này gia tăng có thể gây khó chịu ở khu vực vùng chậu gây ra đau hông, đau lưng khi mang thai.

Loãng xương nhẹ

Hiện tượng đau hông khi mang thai còn xảy ra khi bà bầu bị loãng xương nhẹ. Tình trạng này sẽ tăng nặng hơn vào kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba. Lý do bởi vào thời gian này nhu cầu hấp thụ canxi và kali của thai nhi tăng lên. Từ đó lấy những khoáng chất này từ cơ thể người mẹ.

Tình trạng loãng xương này cũng sẽ thuyên giảm sau khi sinh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bà bầu có thể bị rạn xương hông và phải mất một thời gian dài để lành lại.

Ngoài những nguyên nhân ở trên, tình trạng đau hông khi mang thai còn xuất hiện do mẹ bầu bị tăng cân quá mức, khiến cho xương và các khớp phải chịu trọng lượng lớn và gây ra tình trạng đau nhức phần hông.

Bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu: Khi nào cần đi viện?

Theo các chuyên gia Sản phụ khoa, tình trạng bị đau hông khi mang thai nói chung là tình trạng phổ biến và không gây ảnh hưởng gì cho sức khoẻ của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thai phụ cần phải đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế khi các cơn đau hông xuất hiện cùng với các biểu hiện gồm:

Bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu: Khi nào cần đến bệnh viện? 02
Bị đau hông kèm với tình trạng chóng mặt mệt mỏi, mẹ bầu cần phải đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Làm thế nào để giảm thiểu các cơn đau hông khi mang thai?

Để có một thai kỳ an lành, không bị các cơn đau hông ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt, các mẹ bầu có thể áp dụng thử một số biện pháp dưới đây:

Tập yoga bầu

Các bài tập yoga không chỉ tốt với người không mang thai còn cực kỳ hữu ích với các bà  bầu. Những bài tập yoga cho bà bầu có tác dụng giảm đau nhức, giãn lỏng phần hông bị căng.

Bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu: Khi nào cần đến bệnh viện? 03
Yoga bầu mang lại rất nhiều lợi ích 

Ngoài ra, tập yoga bầu còn giúp cho mẹ bầu giữ gìn được vóc dáng, cuộc sinh thường trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít đau đớn hơn. Các động tác yoga mà các mẹ bầu có thể tập luyện như tư thế cây cầu, tư thế em bé, tư thế con mèo,…

Chườm ấm phần hông bị đau

Một cách khác để giảm đau nhức khi mang thai đó là chườm ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm. Biện pháp này không chỉ giúp lưu thông máu tốt hơn mà còn giúp khu vực eo, hông giảm tình trạng căng cơ, căng khớp.

Ngoài ra, nếu ngâm mình bằng nước ấm, bạn cũng có thể cho thêm một xíu muối tắm để giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng như đẩy nhanh quá trình giảm đau nhức.

Massage

Massage cũng là một phương lập giảm đau nhức hông hiệu quả. Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức, mẹ bầu có thể sử dụng các loại tinh dầu có khả năng kháng viêm giảm đau như tinh dầu tràm, tinh dầu gừng, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạc hà,...

Bên cạnh tác dụng kháng viêm, giảm đau, sử dụng tinh dầu massage cũng giúp mẹ bầu giải toả căng thẳng, áp lực, tinh thần thư thái và dễ chịu hơn.

Ngoài những cách trên, các chị em cũng có thể áp dụng một vài cách để giảm thiểu tình trạng đau nhức như:

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu.
  • Hạn chế đứng quá lâu, cúi gập người hoặc ngồi vắt chéo chân.
  • Không mặc các trang phục bó sát người, đi giày cao gót. Nên ưu tiên lựa chọn những bộ đồ thoải mái và sử dụng giày đế bệt.
  • Không nhồi nhét thật nhiều thức ăn do đang “ăn cho 2 người”, nên áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cân trong quy định.
  • Không tập luyện các bài tập nặng như nâng tạ, gập bụng, chạy cường độ cao,...

Bị đau hông khi mang thai 3 tháng đầu nếu không theo kèm các hiện tượng nguy hiểm khác thì hoàn toàn không phải tình trạng đáng lo ngại. Nếu xuất hiện các cơn đau hông vào 3 tháng đầu mang thai, các chị em có thể thử áp dụng những cách giảm đau được chia sẻ trong bài viết trên đây. Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các chị em.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin