Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bị đau răng nổi hạch có nguy hiểm không?

Ngày 21/07/2024
Kích thước chữ

Các nguyên nhân có thể gây đau răng bao gồm: Sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu, chấn thương răng. Tình trạng đau răng kèm theo nổi hạch chứng tỏ bệnh đã phát triển đến giai đoạn phức tạp và không thể chủ quan. Vậy đau răng kèm nổi hạch có nguy hiểm không? Việc điều trị như thế nào?

Đau răng kèm theo nổi hạch dưới hàm là tình trạng xảy ra khi bạn gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… Khi miệng bị viêm và có quá nhiều vi khuẩn trong miệng, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào miễn dịch và các hạch thường được hình thành để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đau răng có gây nổi hạch không?

Hạch thường được tồn tại ở nhiều vị trí trên cơ thể như cổ, nách, bẹn…, thường chúng sẽ ở trạng thái ẩn. Khi cơ thể suy nhược, các hạch sẽ sưng lên khá to và gây đau đớn khó chịu khi sờ vào.

Trên thực tế, câu trả lời cho câu hỏi tình trạng đau răng có gây nổi hạch không là hoàn toàn có thể. Khi bạn bị viêm tủy, viêm nha chu hoặc viêm nướu nặng, vi khuẩn từ vùng bị viêm có thể xâm nhập sâu vào cơ thể thông qua việc nuốt nước bọt. Khi phát hiện vi khuẩn xâm nhập, các hạch ở cổ sẽ sưng to nhằm sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Tại thời điểm này, bạn có thể nhận thấy các hạch có thể di chuyển và cảm thấy đau khi chạm vào.

 Bị đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? 1
Đau răng kèm theo nổi hạch dưới hàm là tình trạng xảy ra khi bạn gặp các vấn đề về răng miệng

Các triệu chứng đau răng kèm theo nổi hạch là gì?

Đau răng bị nổi hạch ở cổ hoặc dưới hàm rất dễ nhận biết bằng mắt thường và có nhiều triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức răng dai dẳng.
  • Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các hạch ở cổ hoặc dưới cằm sưng tấy và dễ dàng nhìn thấy.
  • Nếu các hạch nhỏ, bạn sẽ cần sờ và cảm nhận để xem chúng có hiện diện hay không.
  • Bệnh nhân có thể bị đau răng kèm theo đau rát vùng hầu họng, khó nuốt, nhức đầu và sốt.

Đau răng kèm nổi hạch có nguy hiểm không?

Không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà đau răng kèm nổi hạch còn có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm răng nghiêm trọng. Đau răng kèm theo nổi hạch có thể dễ dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như:

Điều trị đau răng kèm theo nổi hạch như thế nào?

Với trang thiết bị hiện đại và kinh nghiệm chuyên môn nhiều năm, bác sĩ hoàn toàn có thể điều trị khỏi tình trạng đau răng nổi hạch. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì khi đó việc điều trị sẽ càng đơn giản, ít xâm lấn và ít đau đớn hơn, thời gian hồi phục sẽ rút ngắn lại đáng kể.

Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau phù hợp nhất dựa trên tình trạng răng miệng của từng khách hàng.

Chữa tủy

Nếu đau răng do viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và khoan một lỗ nhỏ thông với buồng tủy để tủy được lấy ra dễ dàng. Sau khi tủy răng đã hết viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng sứ hoặc bọc răng sứ để khôi phục lại hình dáng răng, giải quyết triệt để nguyên nhân gây đau và bảo vệ răng tốt hơn.

 Bị đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? 2
Nếu đau răng do viêm tủy, bác sĩ sẽ gây tê và khoan một lỗ nhỏ thông với buồng tủy để lấy tủy ra

Điều trị viêm nướu, viêm nha chu

Nếu cơn đau răng kèm theo nổi hạch thì chứng tỏ bệnh viêm nướu, viêm nha chu đã tiến triển nặng. Vì vậy cần phải điều trị kịp thời và đúng cách. Nhiều trường hợp chỉ cần vệ sinh răng miệng, làm sạch răng và uống thuốc theo toa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải nạo túi nha chu để giải quyết triệt để vấn đề.

Nhổ răng

Nếu đau răng xảy ra do sâu răng nặng thì cấu trúc răng bị phá hủy. Bác sĩ sẽ nhổ bỏ chiếc răng đó để loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ những chiếc răng còn lại.

Cách phòng ngừa tình trạng đau răng nổi hạch

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách cùng với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về răng miệng, bao gồm đau răng nổi hạch. Vì vậy, mọi người cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

  • Chọn sản phẩm vệ sinh răng miệng phù hợp, chẳng hạn như bàn chải đánh răng có lông mềm, kem đánh răng có chứa flour hoặc kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
  • Khi đánh răng, hãy nhẹ nhàng và di chuyển lông bàn chải theo chiều dọc trên tất cả các bề mặt của răng.
  • Duy trì tần suất đánh răng vào các buổi sáng, tối và sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần đánh răng ít nhất 2 phút để đạt hiệu quả làm sạch hiệu quả nhất.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch cặn thức ăn giữa các kẽ răng mà không làm tổn thương răng và nướu.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để tăng khả năng khử trùng và ngăn ngừa cũng như giảm thiểu triệu chứng nướu đỏ, sưng tấy, đau nhức tốt hơn.
  • Vùng lưỡi cũng là nơi có lượng lớn vi khuẩn và mảng bám phát triển gây hại cho sức khỏe răng miệng nên bạn cũng cần đánh răng thật kỹ mỗi ngày.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt chú trọng các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, D, K, chất xơ, photphat, magie…, giúp răng và nướu chắc khỏe.
 Bị đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? 3
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp răng và nướu chắc khỏe
  • Các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê…, hay những thực phẩm chứa nhiều đường, axit, nước có ga đều được coi là tác nhân chính khiến miệng dễ mắc các bệnh nguy hiểm nên bạn phải hạn chế dùng.
  • Nếu bạn có những thói quen như nghiến răng khi ngủ, ăn và nhai thức ăn quá cứng, nhai đá viên, dùng răng mở đồ vật…, hãy loại bỏ ngay.
  • Định kỳ 6 tháng một lần, bạn nên dành thời gian đến cơ sở nha khoa uy tín để khám răng tổng quát và lấy cao răng định kỳ. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục ngay lập tức nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi đau răng nổi hạch có nguy hiểm không. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn đừng chủ quan mà hãy đi đến các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám ngay nhé!

Xem thêm: Các giai đoạn sâu răng mà bạn cần biết

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.