Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dầu dừa là một sản phẩm tự nhiên quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ. Đây không chỉ là loại dầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có khả năng nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da cực tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với sản phẩm này và việc sử dụng dầu dừa vẫn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng. Vậy triệu chứng cụ thể của tình trạng này là gì và nên làm gì khi bị dị ứng dầu dừa?
Giống như bất kỳ các loại thực phẩm khác, dừa cũng có thể gây dị ứng. Với những người bị dị ứng với dừa, bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ dừa như: Nước cốt dừa hay dầu dừa đều có khả năng kích hoạt phản ứng dị ứng. Dù không phổ biến như các loại dị ứng khác nhưng dị ứng dầu dừa vẫn có khả năng xảy ra, thậm chí gây phản ứng nghiêm trọng.
Dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng bạn vẫn có thể gặp phải một số tác hại của dầu dừa với da mặt khi sử dụng sản phẩm này. Theo ghi nhận, một số trường hợp dùng dầu dừa để bôi lên da hoặc sử dụng để chế biến các món ăn thì xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.
Các nhà khoa học đánh giá hiện tượng dị ứng dầu dừa xảy ra ở những người bệnh có cơ địa dị ứng với protein trong nguyên liệu này. Vì vậy, khi họ tiếp xúc với các thành phần chứa dầu dừa sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, một người bị dị ứng với dầu dừa thì khi sử dụng, ăn hoặc bôi các sản phẩm từ dừa vẫn có khả năng xảy ra phản ứng dị ứng.
Các triệu chứng dị ứng dầu dừa thường gặp có thể kể đến như:
Người bị dị ứng dầu dừa cũng có thể bị viêm da tiếp xúc với các triệu chứng đặc trưng như: Da bị phồng rộp, phát ban. Đây là tình trạng này thường gặp trong những trường hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chẳng hạn như: Kem dưỡng da có chứa dầu dừa.
Dưới đây là những gợi ý bạn có thể tham khảo thực hiện nếu không may bị dị ứng dầu dừa:
Bạn phải lập tức dừng ngay việc dùng dầu dừa nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng khi sử dụng nguyên liệu này. Trường hợp bị kích ứng khi bôi dầu dừa tức là da không hấp thụ và các tinh chất sẽ tồn tại trên bề mặt da gây bít lỗ chân lông. Từ đó, làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, người bị dị ứng dầu dừa nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng người bệnh, hướng điều trị cũng sẽ khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống, thuốc bôi… để kháng viêm, kháng khuẩn. Việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý thay đổi thành phần cũng như cách dùng thuốc. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc bạn cũng cần liên hệ với bác sĩ để có phương án khắc phục.
Không nên tự ý dùng áp dụng các biện pháp điều trị dị ứng dầu dừa tại nhà vì bạn không thể lường trước được những biểu hiện có thể xảy ra. Một phần là do loại dị ứng này khá hiếm gặp, một phần do cơ địa của từng bệnh nhân cũng sẽ khác nhau.
Người bị dị ứng dầu dừa nên tăng cường uống nước. Việc làm này không chỉ giúp đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất mà còn lọc thải các chất độc hại giúp thuyên giảm những tổn thương. Đây cũng là cách giúp giữ ẩm cho da cũng như duy trì lớp bảo vệ tự nhiên giúp da khỏe mạnh hơn.
Ngoài việc dùng nước lọc thì người bị dị ứng dầu dừa có thể uống thêm các loại nước trái cây, nước ép để bổ sung thêm dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các loại nước giải độc gan như: Trà hoa cúc, trà atiso… để hỗ trợ việc điều trị bệnh.
Khi bị dị ứng dầu dừa, da của bạn đã bị tổn thương và hết sức nhạy cảm. Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da lúc này là điều hết sức cần thiết. Cụ thể:
Để phòng ngừa tối đa tình trạng dị ứng dầu dừa, bạn cần lưu ý:
Vì bệnh dị ứng dầu dừa khá hiếm nên đa số mọi người vẫn chưa biết cần làm gì nếu không may gặp phải. Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng dị ứng này và cách xử trí phù hợp. Nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng dầu dừa, hãy ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ để hạn chế các ảnh hưởng nguy hiểm mà dầu dừa gây ra bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.