Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Triệu chứng hen suyễn và một số điều bạn cần biết

Ngày 04/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mãn tính khá phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em lẫn người lớn. Những cơn hen có thể trở nên nguy hiểm đối với tính mạng nếu như không được kịp thời can thiệp, cứu chữa. Hiểu được bệnh mới có thể kiểm soát bệnh, vậy bệnh hen suyễn cụ thể là bệnh như thế nào và triệu chứng hen suyễn ra sao?

Hen suyễn hay còn gọi là bệnh hen phế quản là bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể trở nên nặng hơn khi gặp một số sự kích động về tâm lý như hoảng sợ, giận dữ, lo âu,... Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về bệnh hen suyễn và triệu chứng hen suyễn để từ đó có những giải pháp can thiệp kịp thời.

Tìm hiểu về bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn: Triệu chứng hen suyễn và một số điều bạn cần biết1
Hen suyễn là bệnh lý mãn tính khá nguy hiểm thường gặp ở mọi đối tượng

Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh lý hô hấp mãn tính gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Các cơn hen suyễn xuất hiện khi cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên, liên quan đến các yếu tố như yếu tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Đường dẫn khí bị thu hẹp lại do viêm nhiễm và co thắt, không khí từ đó mà bị giảm lưu lượng khi ra vào phổi. Đường dẫn khí sẽ càng thu hẹp lại khi tình trạng phù nề trở nên nặng hơn. Người bệnh lúc này sẽ bị khó thở hay thở khò khè vô cùng khó chịu, mệt mỏi.

Bệnh có 4 mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng:

  • Cơn hen từng cơn;
  • Cơn hen suyễn nhẹ dai dẳng;
  • Cơn hen suyễn vừa phải dai dẳng;
  • Cơn hen suyễn nặng dai dẳng.

Triệu chứng hen suyễn

Tùy theo từng bệnh nhân mà triệu chứng của bệnh hen suyễn sẽ khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn có triệu chứng lâm sàng đặc trưng như:

  • Thở dốc, thở nhanh;
  • Ho, khạc đàm, ho nhiều đặc biệt vào buổi sáng sớm hoặc tối, tình trạng ho nặng hơn khi nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Thở rít, khi thở có tiếng khò khè;
  • Tức ngực, có cảm giác bị bóp nghẹn ngực;
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ vì khó thở, ngáy do khó thở.

Khi bệnh trở nên nặng hơn các cơn hen suyễn sẽ xuất hiện nhiều hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề và bệnh nhân sẽ phải dùng tới thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.

Đối với các cơn hen phế quản nặng, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu để đến các cơ sở y tế can thiệp, điều trị kịp thời. Các dấu hiệu sẽ bao gồm:

  • Thở rít hoặc thở dốc một cách nặng nề hơn và nhanh chóng;
  • Sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm;
  • Bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ các triệu chứng cũng xuất hiện.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn: Triệu chứng hen suyễn và một số điều bạn cần biết2
Có rất nhiều các tác nhân khác nhau gây ra bệnh hen suyễn

Nguyên nhân gây nên căn bệnh này đến nay vẫn chưa được làm rõ. Các chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và cả các yếu tố di truyền. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên lâm sàng có thể khởi phát do phơi nhiễm với các dị nguyên. Các bất thường ở đường hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy hay viêm phế quản là do phản ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát. Các yếu tố dị nguyên gây ra hen phế quản rất đa dạng và khác nhau tùy bệnh nhân, các yếu tố bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus, vi khuẩn;
  • Do không khí lạnh, thay đổi thời tiết;
  • Do bụi, khói thuốc, trong không khí có hóa chất;
  • Xúc cảm mạnh, stress;
  • Tập luyện thể dục;
  • Do một số loại thức ăn như: Khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu, tôm;
  • Do một số loại thuốc: Thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen, thuốc ức chế beta;
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản;
  • Bệnh viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh;
  • Dị ứng thuốc;
  • Ô nhiễm không khí;
  • Các chất gây dị ứng như nấm mốc, lông thú cưng, phấn hoa hay mạt bụi;
  • Các chất kích ứng như mùi từ nước hoa hay dung dịch vệ sinh.

Khi nào bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ?

Bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của đội ngũ y tế, bác sĩ khi cơ thể có các dấu hiệu hen suyễn nghiêm trọng sau:

  • Thở nhanh, gấp gáp;
  • Mặt, môi, móng tay nhợt nhạt hoặc xanh sao;
  • Khi bạn hít vào da xung quanh xương sườn của bạn kéo vào trong;
  • Khó thở khi nói chuyện, đi lại;
  • Sau khi dùng thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm.

Kiểm soát hen suyễn tại nhà như thế nào?

Bệnh hen suyễn: Triệu chứng hen suyễn và một số điều bạn cần biết3
Có lối sống sinh hoạt lành mạnh, điều độ để tránh làm bệnh trở nặng hơn

Bệnh hen suyễn có thể kiểm soát hoàn toàn tại nhà bằng thuốc và các biện pháp điều trị khác, cụ thể:

  • Tránh xa các tác nhân gây hen suyễn như thuốc lá, rượu bia;
  • Tập thể dục thường xuyên, điều độ;
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý;
  • Thực hiện các bài tập thở;
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để tập yoga, châm cứu giúp giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh hen suyễn và triệu chứng hen suyễn mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp tới bạn đọc. Hen suyễn là căn bệnh mãn tính khá nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu như bạn có đủ thông tin, kiến thức cần thiết về bệnh.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm