Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm họng là bệnh khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì thế, câu hỏi bệnh nấm họng điều trị bao lâu thì khỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh còn tùy thuộc và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Bệnh nấm họng là hiện tượng niêm mạc vùng hầu họng bị tổn thương. Triệu chứng của bệnh gây khó chịu nên hầu hết bệnh nhân điều muốn biết thời gian nấm họng điều trị bao lâu mới khỏi. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Bệnh nấm họng là bệnh viêm họng do nấm. Niêm mạc vùng hầu họng bị viêm và tổn thương, gây nên triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Nấm họng được xem là bệnh hiếm gặp, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch, đề kháng kém, người bị thiếu máu mạn tính hay bệnh nhân tiểu đường. Đa số các trường hợp xuất hiện bệnh đều do một loại nấm men hiếm gặp gây ra, đây là loại nấm mốc. Ngoài ra, những người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, corticoid, tiểu đường, lao phổi, thuốc gây độc tế bào, thiếu vitamin dưỡng chất cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh nấm họng.
Bên cạnh đó, môi trường làm việc cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh như làm việc trong môi trường ô nhiễm, hít phải các bào tử nấm trong không khó hay ăn phải thực phẩm nấm.
Theo một số kết quả nghiên cứu, nấm Candida chính là tác nhân chính gây nên bệnh nấm họng. Loại nấm này ký sinh ở miệng, họng, đường tiêu hóa khi sức đề kháng của niêm mạc họng bị suy giảm. Hoặc một số bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày làm pH ở họng chuyển từ môi trường kiềm sang acid. Những yếu tố này chính là điều kiện thuận lợi để nấm Candida phát triển và gây ra bệnh nấm họng.
Khi mắc bệnh nấm họng, hầu như các bệnh nhân đều không phát hiện vì triệu chứng không rõ. Thông thường, bệnh nhân chỉ thấy khó chịu ở vùng cổ họng, với một số dấu hiệu điển hình:
Các cơn đau thường ở cường độ vừa phải, đau chỉ tăng lên khi nuốt thức ăn, nước uống, nhất là các thực phẩm kích thích. Do bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên người bệnh thường chủ quan, cho là viêm họng bình thường.
Triệu chứng ho xuất hiện nhiều do phản ứng dị ứng của cơ thể với bào tử nấm xâm nhập, nếu không điều trị kịp thời, cơn ho càng dữ dội do bị viêm nhiễm. Cơn ho kéo dài kèm với đau rát họng, khó nuốt, ngứa họng làm bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống và công việc.
Một số bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng hơi thở, nước bọt có mùi hôi chua, niêm mạc họng của người bệnh cũng bị đỏ, lưỡi bẩn, có mùi hôi. Người bệnh còn cảm thấy nước bọt được tiết nhiều ở hạ họng, kèm với tình trạng ngứa họng ngày càng nhiều.
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì tình trạng bội nhiễm làm vi trùng, viêm nhiễm càng nặng, nhất là lúc hệ miễn dịch suy yếu sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan qua thực quản, thanh quản, ruột hình thành áp xe, viêm amidan gây tổn thương các cơ quan này cũng như ngăn cản quá trình hấp thu dưỡng chất.
Theo nghiên cứu, các loại nấm men giống như chi Candida là nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm họng. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ tăng mắc bệnh này:
Vậy nấm họng điều trị bao lâu? Thời gian khỏi bệnh ở mỗi bệnh nhân mỗi khác vì mỗi người có sức đề kháng và sức khỏe khác nhau. Thông thường, để dự đoán thời gian điều trị khỏi bệnh nấm họng, mỗi bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn để thăm khám và biết kết quả rõ nhất.
Tùy vào tình trạng mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nấm họng thường được chỉ định dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc này tương đối độc với gan nên không nên tự ý sử dụng mà phải theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nấm họng là bệnh được xem là khó chữa vì nấm có lớp vỏ chitin nên rất khó ngấm thuốc. Do đó, bệnh nhân phải tuân thủ lịch điều trị và dùng thuốc để có kết quả tốt nhất. Bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ hay phối hợp cả 2 phương pháp để đẩy nhanh hiệu quả điều trị (như dùng clotrimazol, nystatin, amphotericin B, fluconazol,...).
Nấm họng là bệnh có khả năng tái phát cao nên phải tuân theo lịch điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đủ liều lượng để điều trị triệt để.
Với những đối tượng có nguy cơ cơ nhiễm nấm cần phải có chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen phù hợp. Nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và rèn luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giúp tạo nên hàng rào bảo vệ vững chắc giúp cơ thể có khả năng chống lại virus, vi khuẩn, nấm gây hại cơ thể.
Đồng thời, cũng nên loại bỏ thuốc lá, chất kích thích, hạn chế thức ăn cay nóng và vệ sinh răng miệng, thường xuyên kháng khuẩn vùng hầu họng thật tốt để tránh tối đa nấm xâm nhập gây bệnh.
Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhưng thông tin hữu ích, phần nào giải đáp cho câu hỏi nấm họng điều trị bao lâu thì khỏi. Điều quan trọng là sức khỏe mỗi người mỗi khác nên khi có triệu chứng bất thường từ cơ thể hãy nhanh chóng đi khám và kiểm tra nhé.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.