Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu chẳng may mẹ bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối thì sao? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay quá trình vượt cạn hay không?
Sốt là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối thì cần đặc biệt cẩn trọng vì đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm
Sốt là phản ứng của cơ thể trước quá trình bệnh lý với biểu hiện thân nhiệt tăng cao hơn 37 độ C. Nguyên nhân của sốt gồm: Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus,... xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa, máu, hô hấp.
Sốt được chia thành hai cấp độ: Sốt nhẹ, ít ảnh hưởng đến thai nhi (từ 37,5 – 38 độ C) và sốt nặng (trên 38 độ C). Nếu tình trạng sốt kéo dài có thể gây những nguy hiểm cho thai nhi: Sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, dị tật bẩm sinh,... Vì vậy, nếu bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối ở mức độ nặng, mẹ bầu cần đi thăm khám sớm.
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối bị sốt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất có thể đến từ:
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu tham gia Bikram yoga (yoga nóng) hoặc tập thể dục ngoài trời nóng ẩm cũng có thể khiến thân nhiệt tăng lên. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng được khuyến cáo không nên tắm hơi hoặc ngâm mình trong nước nóng quá lâu để tránh thân nhiệt bị tăng cao, tăng nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đa phần mọi người đều biết rằng, việc bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, lại ít người hiểu rằng việc bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Một số vấn đề về sức khỏe thai nhi thường gặp khi mẹ bị sốt gồm:
Mẹ có thể áp dụng một vài cách dưới đây để hạ sốt tại nhà nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp sốt nặng và liên tục không có dấu hiệu giảm, mẹ bầu không được tùy tiện uống thuốc hạ sốt mà hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Mẹ nên dùng khăn ngâm nước ấm để chườm và lau khắp cơ thể để hạ nhiệt. Mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý ở các vùng như: Bẹn, cổ, nách, ngực. Song song với việc làm mát cơ thể, mẹ nên uống nhiều nước. Ngoài uống nước lọc, mẹ có thể chọn các loại nước trái cây, ưu tiên các loại quả có chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng và phục hồi sức khỏe tốt như cam, bưởi.
Mẹ bầu có thể chuẩn bị khoảng 20 lá húng quế cùng một thìa cà phê gừng, băm nhỏ hỗn hợp và cho vào 200ml nước đun sôi. Sau khi đun khoảng 5 phút, cho một ít mật ong vào và tắt bếp. Mẹ đợi đến khi nước ấm là có thể uống được. Bạn nên duy trì uống 2 - 3 lần/ngày liên tục trong vòng 3 ngày để cải thiện tình trạng sốt.
Lòng trắng trứng được ví như một loại gel làm lạnh giúp hạ nhiệt tốt chỉ trong 30 phút. Phương pháp này rất an toàn với mẹ bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối với cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản:
Trong giấm táo có chứa lượng lớn axit và khoáng chất không những giúp hạ sốt nhanh mà còn hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh sau sốt. Bạn chỉ cần lấy 100ml giấm táo cho vào bồn nước ấm và ngâm trong khoảng 5 - 10 phút sẽ thấy nhiệt độ cơ thể giảm đi nhanh chóng. Nếu không muốn ngâm, bạn có thể pha nước sạch với giấm táo theo tỷ lệ 2:1 rồi nhúng khăn vào và đắp lên mặt, bụng hoặc lòng bàn chân.
Lá bạc hà có tác dụng hấp thụ bớt nhiệt dư thừa của cơ thể để hạ thân nhiệt hiệu quả. Mẹ bầu cần cho khoảng 5g lá bạc hà đã vò nát ngâm vào 200ml nước nóng trong khoảng 10 phút. Tiếp đến, bạn lọc lấy nước và cho thêm 1 thìa mật ong vào. Uống đều đặn 3 - 4 lần mỗi ngày hỗn hợp này sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
Bị sốt khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, mẹ nên đặc biệt cẩn trọng khi gặp tình trạng này. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chú ý ăn uống bồi bổ, đầy đủ dinh dưỡng để phòng ngừa các tác nhân gây sốt trong thai kỳ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.