Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 cảnh báo điều gì?

Ngày 13/12/2023
Kích thước chữ

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy nguyên nhân là do đâu, liệu có nguy hiểm hay không và cách xử lý thế nào?

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bé gần như đã phát triển hoàn thiện để sẵn sàng chào đời. Lúc này, cơ thể người mẹ cũng có thể xuất hiện tình trạng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8. Hiện tượng này nhìn chung không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan.

Nguyên nhân mẹ gặp tình trạng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8

Theo các bác sĩ, chuyên gia sản khoa, việc thay đổi cảm xúc, đặc biệt là những biến động tâm trạng đột ngột ở mẹ bầu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8. Ngoài ra, tình trạng bụng gò cứng ở tháng thứ 8 cũng có thể đến từ các nguyên nhân:

  • Áp lực lên tử cung: Thai nhi càng lớn, áp lực lên tử cung cũng như các bộ phận khác cũng tăng theo. Khi vào tam cá nguyệt thứ 3, áp lực này rất rõ ràng khiến người mẹ thường xuyên cảm nhận những cơn căng bụng.
  • Chuyển động của thai nhi: Mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn gò nhẹ trên bụng khi em bé đạp hoặc trở người.
  • Mẹ bầu bị mất nước.
  • Bàng quang đầy: Nếu không kịp giải phóng tích trong bàng quang đã đầy cũng có gây nên hiện tượng gò cứng bụng.
  • Bị táo bón: Tình trạng này khiến tích tụ chất độc trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, táo bón khi mang thai khiến mẹ bầu phải dùng sức rặn khi đi vệ sinh sẽ tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.
  • Xoa bụng hoặc đầu vú quá nhiều: Việc này tạo sự kích thích lên tử cung và gây lên các cơn gò.
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 cảnh báo điều gì?
Thai nhi tháng thứ 8 đã phát triển hoàn chỉnh tạo nhiều áp lực lên cơ thể mẹ

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 có phải là dấu hiệu bất thường không?

Thai ở tuần 34 gò cứng khiến nhiều mẹ bầu bất an rằng liệu nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng bởi vì khi thai kỳ bước vào tuần thứ 20, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện những cơn gò cơ thắt giả Braxton Hicks (cơn gò sinh lý) để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Đây là hiện tượng bình thường với các dấu hiệu:

  • Cơn gò kéo dài khoảng 30 giây.
  • Cơn gò xuất hiện không quá 2 lần trong một giờ, có thể đến vài lần trong cùng ngày.
  • Cơn gò xảy ra vào thời gian không cố định.
  • Cơn gò xảy ra không đi kèm dấu hiệu giãn tử cung hoặc mở tử cung.
  • Khi mẹ đi dạo, tắm nước ấm, hoặc thay đổi hoạt động cơn gò dừng lại.

Mặc dù tình trạng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 là điều bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên theo dõi cơn gò. Nếu hiện tượng gò xuất hiện kèm các triệu chứng bất thường như: Vỡ ối, rỉ ối, cơn gò mạnh không thuyên giảm, tần suất cơn gò cao (5 phút / lần), âm đạo ẩm ướt, chảy máu âm đạo có màu đỏ tươi, em bé cử động ít hơn 6 - 10 chuyển động trong một giờ thì mẹ cần gấp rút đến gặp bác sĩ.

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 cảnh báo điều gì?
Nếu thai nhi ít cử động, mẹ nên đi khám ngay lập tức

Làm thế nào khi bị gò cứng bụng ở thai 34 tuần?

Nếu những cơn gò xuất hiện khiến mẹ cảm thấy không thoải mái, hãy thực hiện một trong số các cách sau để cơ thể thư giãn hơn:

Thường xuyên thay đổi hoạt động

Để giảm sự khó chịu của các cơn gò bụng, mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé trong bụng mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Thay vì chỉ ở yên một chỗ, mẹ hãy đi lại, đứng lên hoặc nằm nghỉ để giảm áp lực vùng bụng.

Vận động vừa sức

Việc tập các bài tập yoga cơ bản, đơn giản, nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, dẻo dai, hạn chế sự xuất hiện các cơn gò.

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 cảnh báo điều gì?
Vận động nhẹ nhàng có thể giảm bớt sự khó chịu của cơn gò

Massage bụng nhẹ nhàng

Khi bạn thực hiện các động tác massage bụng và lưng đúng cách, nhẹ nhàng có thể giúp mẹ bầu giảm đau, mệt mỏi và đồng thời giúp em bé cảm thấy thoải mái hơn.

Nghỉ ngơi thư giãn

Tình trạng gò cứng bụng xuất hiện sẽ khiến mẹ sẽ cảm thấy khó thở. Lúc này, mẹ hãy nằm nghỉ để giảm áp lực lên tử cung và sẽ thấy thoải mái hơn. Tốt nhất hãy nằm nghiêng sang trái, co chân nhằm giảm áp lực lên động mạch chủ và cung cấp dinh dưỡng tốt hơn cho bé. Ngoài ra, mẹ nên ngồi trên ghế thấp để giảm áp lực lên vùng bụng hoặc dựa lưng vào tường để nghỉ ngơi.

Uống nhiều nước và tắm nước ấm

Cung cấp đủ nước cho cơ thể (khoảng 2,5 - 3 lít / ngày) và tắm nước ấm để mẹ bầu khỏe hơn và giúp thai nhi cảm thấy thoải mái cũng như hỗ trợ giảm đau khi cơn gò xuất hiện.

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 8 nhìn chung không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, vì đây là giai đoạn cận sinh nở nhạy cảm nên mẹ cũng không nên chủ quan. Đặc biệt, với các mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non thì cần gặp bác sĩ ngay khi gặp những cơn gò bất thường. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin